Khi thành lập một trong những loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp thì bạn cần phải đăng ký giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết cách đăng ký giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp nhé!
Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay thường được gọi là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đăng ký kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản giấy hoặc bản điện tử, được cấp bởi cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được hiểu như “giấy khai sinh” ghi nhận các thông tin về đăng ký doanh nghiệp, nhằm giúp các cơ quan chức năng quản lý và kiểm soát các thông tin cơ bản của doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp xác nhận công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp.
Giấy chứng nhận thành lập công ty
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dành cho công ty cổ phần:
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dành cho công ty TNHH 1 thành viên:
Quy định thành lập doanh nghiệp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh, để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần chuẩn bị những thông tin tài liệu sau đây:
- Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của các thành viên, cổ đông sáng lập công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty (đối với người đại diện được thuê không đồng thời là cổ đông, thành viên công ty)
- Các thông tin liên quan đến tên công ty, địa chỉ, vốn, ngành nghề kinh doanh,… để Luật Việt An tư vấn cụ thể và soạn thảo hồ sơ, đại diện cho quý khách hàng thực hiện mọi thủ tục thành lập công ty.
- Điều kiện để thành lập công ty khá đơn giản chỉ cần bạn đủ 18 tuổi, không thuộc đối tượng cấm thành lập doanh nghiệp là bạn có thể thành lập công ty, thậm chí trừ một số trường hợp đặc biệt pháp luật không hạn chế số lượng công ty bạn muốn thành lập.
- Các giấy tờ quan trọng nhất là bản sao giấy chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân của danh sách thành viên công ty, cổ đông sáng lập và người đại diện công ty. Các giấy tờ liên quan đến trụ sở công ty như hợp đồng thuê nhà, mượn nhà, quyền sở hữu nhà đất của chủ doanh nghiệp hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương với quyền sử dụng đất, toà nhà, văn phòng cho thuê.
Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp không đúng hồ sơ, trình tự, thủ tục theo quy định. Khi đó, phòng đăng ký kinh doanh gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp hoàn chỉnh và nộp hồ sơ hợp lệ để được xem xét cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp phát hiện nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký, doanh nghiệp có thể gửi văn bản đề nghị hiệu đính thông tin đến phòng đăng ký kinh doanh;
- Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật và yêu cầu doanh nghiệp làm lại hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu thông tin kê khai không trung thực và chính xác;
- Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình hoạt động hoặc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, có thể gửi xin cấp lại giấy phép đăng ký kinh doanh đến phòng đăng ký kinh doanh. Sau 3 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ được xem xét cấp lại giấy phép đăng ký kinh doanh.
Ưu nhược điểm khi thành lập công ty so với thành lập hộ kinh doanh
Dưới đây là một số ưu nhược điểm nổi bật khi thành lập công ty so với thành lập hộ kinh doanh:
- Tư cách pháp nhân: Hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, công ty có tư cách pháp nhân và chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn gó Trong khi đó, hộ kinh doanh cá thể phải chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh bằng cả tài sản dân sự của mình.
- Phát hành hoá đơn: Công ty được phát hành và xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) khấu trừ còn hộ kinh doanh thì không, đây có thể coi là ưu việt rất lớn khi thành lập công ty.
- Dịch vụ kế toán thuế: Nhiều doanh nhân cho rằng khi thành lập công ty sẽ có nhiều khó khăn trong các thủ tục thực hiện về nghĩa vụ thuế cho công ty. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều đại lý thuế, công ty dịch vụ kế toán. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng chọn gói dịch vụ kế toán thuế, các công ty không phải tuyển các nhân sự liên quan đến kế toán thuế qua đó tích kiệm được rất nhiều chi phí và giải quyết về bài toán tối ưu nhất cho các công việc liên quan đến thuế của công ty như kê khai thuế, kế toán và tài chính.
- Thuế khoán: Công ty không bị áp thuế theo doanh thu như hộ kinh doanh nên dù công ty có rất nhiều doanh thu nhưng chưa có lãi thì cũng chưa phải nộp thuế. Còn hộ kinh doanh cứ có doanh thu (dù chưa có lãi) vẫn bị áp thuế theo định mức.
- Thuế VAT: Công ty là thuế khấu trừ, thuế gián thu nên công ty khi xuất VAT thì tiền thuế là thu được từ khách hàng, sau đó nộp lại cho nhà nước chứ không phải khoản thuế công ty không kinh doanh cũng phải nộp. Lưu ý: khi xuất hóa đơn đầu ra thì doanh nghiệp phải có hóa đơn đầu vào tương ứng;
- Thành lập công ty: Việc thành lập công ty khá dễ dàng, chi phí thành lập cũng khá thấp tuy nhiên việc vận hành và quản lý công ty thì cần nhiều yếu tố, hoặc khi cần đóng cửa công ty thì cũng tốn chi phí và thời gian khá lâu nên khách hàng cần cân nhắc kỹ trước khi thành lập công ty;
- Nhu cầu xuất hoá đơn: Nếu đối tượng khách hàng của bạn là cá nhân, nhu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng khấu trừ không cao, bạn nên cân nhắc việc thành lập công ty.
- Thành viên công ty: Khi khởi nghiệp để công ty có khách hàng, có doanh thu là điều quan trọng nhất, do đó cần sự đồng lòng, đồng sức của các thành viên công ty, cổ đông công ty để công ty sớm đi vào hoạt động hiệu quả…
Có thể bạn quan tâm:
- Thành lập công ty theo quy định Luật Doanh nghiệp
- Các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2020
- Thực trạng quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ ở nước ta hiện nay
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay flycam, giấy uỷ quyền xác nhận độc thân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc thành lập công ty ở Việt Nam, tra cứu thông tin quy hoạch, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký thành lập doanh nghiệp”.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
(i) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
(ii) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định;
(iii) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
(iv) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23 Luật Doanh nghiệp, trong đó không bao gồm các giấy tờ chứng minh đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh.
Riêng đối với doanh nghiệp là tổ chức tín dụng, trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, ngoài các giấy tờ theo quy định đối với từng loại hình doanh nghiệp, phải có thêm bản sao hợp lệ giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.