Chào Luật sư, tôi có dự định học về chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán. Luật sư cho tôi hỏi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Thông tư 202/2012/TT-BTC
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán?
Bố Tài chính cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán cho người đăng ký khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên. Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán được quy định tại Phụ lục số 07/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư 202/2012/TT-BTC.
Nội dung của Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
– Họ và tên, năm sinh, quê quán hoặc quốc tịch, ảnh của người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
– Số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
– Số và ngày cấp chứng chỉ kiểm toán viên;
– Tên doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên đăng ký hành nghề;
– Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, người yêu cầu phải đáp ứng các điều kiện sau:
Một là, phải đáp ứng điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán, bao gồm:
– Là kiểm toán viên;
– Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu (36) tháng trở lên;
– Đủ giờ cập nhật kiến thức theo quy định của Bộ Tài chính.
Hai là, nộp đủ hồ sơ và thực hiện đúng thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận
Người đăng ký hành nghề kiểm toán phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Lưu ý là trong đơn đăng ký hành nghề phải có xác nhận của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán. Kèm theo hồ sơ là đề nghị cấp Giấy chứng nhận hành nghề kiểm toán cho các kiểm toán viên đăng ký hành nghề ở đơn vị mình.
Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ Tài chính thông qua doanh nghiệp kiểm toán.
Ba là, nộp đủ lệ phí
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 271/2016/TT-BTC, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán lần đầu là 1.200.000 đồng/lần thẩm định; cấp lại là 800.000 đồng/lần thẩm định.
Những người không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
- Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Công an nhân dân;
- Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
- Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán mà chưa hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt trong trường hợp bị phạt cảnh cáo hoặc chưa hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác;
- Người bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.
Hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán
Kiểm toán viên chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 202/2012/TT-BTC, bao gồm các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
– Giấy xác nhận về thời gian thực tế làm kiểm toán hoặc tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm kiểm toán hoặc Bản giải trình kèm theo tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm kiểm toán.
(Lưu ý: Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày Luật kiểm toán độc lập có hiệu lực, người đã được cấp chứng chỉ kiểm toán viên trước ngày 01/01/2012 được đăng ký hành nghề kiểm toán mà không cần bảo đảm điều kiện về thời gian thực tế làm kiểm toán)
– Bản thông tin cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này.
– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp trong thời hạn không quá sáu (06) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán.
– Bản sao hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán.
– Bản sao Quyết định thôi việc hoặc Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại nơi làm việc trước doanh nghiệp kiểm toán.
– Bản sao Chứng chỉ kiểm toán viên.
– Bản sao Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên là người nước ngoài trừ trường hợp pháp luật lao động Việt Nam quy định không cần phải có giấy phép lao động.
– Hai ảnh màu cỡ 3x4cm được chụp trên nền trắng trong thời hạn không quá sáu (06) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán.
– Tài liệu chứng minh giờ cập nhật kiến thức của kiểm toán viên tại các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán đối với trường hợp có tính giờ cập nhật kiến thức.
Trình tự, thủ tục đăng ký hành nghề kiểm toán
Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận hành nghề kiểm toán cho người có yêu cầu theo trình tự, thủ tục dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Kiểm toán viên chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ theo quy định trên và nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Tài chính thông qua doanh nghiệp kiểm toán.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán có trách nhiệm xem xét, rà soát hồ sơ bảo đảm các kiểm toán viên đủ điều kiện đăng ký hành nghề tại tổ chức mình và ký xác nhận trên Đơn đăng ký hành nghề của từng kiểm toán viên.
Gửi kèm theo hồ sơ là đề nghị cấp Giấy chứng hận hành nghề kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán.
Bước 2: Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ
Sau khi nhận đầy đủ giấy tờ từ doanh nghiệp kiểm toán, Bộ Tài chính xem xét, kiểm tra hồ sơ.
– Trường hợp cần làm rõ các thông tin trong hồ sơ đăng ký hành nghề, Bộ Tài chính có quyền yêu cầu kiểm toán viên hoặc doanh nghiệp kiểm toán giải trình hoặc cung cấp tài liệu (sổ bảo hiểm xã hội, tài liệu khác) phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu, xác minh quá trình làm việc và các thông tin khác trong hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán.
– Trường hợp kiểm toán viên không bổ sung tài liệu giải trình hoặc tài liệu giải trình không chứng minh đầy đủ các thông tin trong hồ sơ đăng ký hành nghề là xác thực, Bộ Tài chính có quyền từ chối đăng ký hành nghề kiểm toán.
Trường hợp từ chối, Bộ Tài chính trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Trả kết quả
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và đảm bảo đủ điều kiện, Bộ Tài chính xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định.
Ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán không sớm hơn ngày bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; trích lục hộ tịch, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
Câu hỏi thường gặp
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán có thời hạn tối đa là 5 năm (60 tháng) nhưng không quá ngày 31/12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 202/2012/TT-BTC, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị trong các trường hợp sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán bị thu hồi;
– Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết thời hạn;
– Trong thời gian kiểm toán viên bị đình chỉ hành nghề kiểm toán;
– Kiểm toán viên hành nghề không còn làm việc và chấm dứt hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
– Kiểm toán viên hành nghề không tiếp tục hành nghề kiểm toán;
– Kiểm toán viên hành nghề bị phạt tù giam theo tuyên bố của Toà án;
– Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán hết thời hạn hoặc bị chấm dứt hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn bảo đảm là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian;
– Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc không còn giá trị;
– Doanh nghiệp kiểm toán bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 6 Thông tư 296/2016/TT-BTC có quy định về trình tự đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Như sau:
– Người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán phải lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 3 Thông tư này gửi đến Bộ Tài chính thông qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, đại diện hộ kinh doanh dịch vụ kế toán có trách nhiệm xem xét, rà soát hồ sơ và ký xác nhận trên Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán của từng người đăng ký hành nghề tại đơn vị.
– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán lập danh sách đề nghị Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán cho những người đăng ký hành nghề tại đơn vị mình theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này cùng với hồ sơ đăng ký hành nghề của từng cá nhân. Hồ sơ gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ Tài chính.