Hiện nay doanh nghiệp trở thành loại hình phát triển ở Việt Nam. Theo đó ngày 04/01/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 01/2021/NĐ-CP; quy định về đăng ký doanh nghiệp có nhiều vấn đề liên quan đến doanh nghiệp cần chú ý. Trong đó giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam là một trong những điểm trọng tâm của nghị định này. Vậy hiện nay pháp luật quy định về GCNDKDN như thế nào? Mời bạn hãy cùng Luật sư X giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam là gì?
GCNĐKDN ở Việt Nam kết quả sau quá trình thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền. Được cơ quan có thẩm quyền công nhận là hồ sơ hợp lệ; đúng với quy định; chủ thể đăng ký sẽ được cấp GCNDKDN dưới hình thức bằng văn bản giấy; hoặc văn bản điện tử.
Việc được cấp GCNDKDN; cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã bước đầu được ghi nhận sự hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp; trên lãnh thổ của đất nước, quốc gia đó.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam
Doanh nghiệp được cấp GCNĐKDN ở Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng Luật doanh nghiệp 2020;
c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Mời bạn xem thêm bài viết: Thủ tục hợp nhất công ty
Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân .
Đây là 4 nội dung có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Lưu ý
Thứ nhất: Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam có giá trị pháp lý kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh cấp GCNDKDN. Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp GCNDKDN; trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Thứ hai: Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp GCNDKDN; thì doanh nghiệp được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày doanh nghiệp đăng ký; trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Thứ ba: Doanh nghiệp có quyền yêu cầu Phòng Đăng ký kinh doanh cấp bản sao GCNDKDN; và phải nộp phí theo quy định.
Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp GCNDKDN mới thì GCNDKDN của các lần trước đó không còn hiệu lực.
Thông tin liên hệ với Luật Sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết có liên quan: Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sau ngày được cấp GCNDKDN; thì doanh nghiệp được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày doanh nghiệp đăng ký; trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của pháp luật.