Thành lập doanh nghiệp là một trong những hoạt động phổ biến khi ai đó có mong muốn khởi nghiệp. Đây là một trong những quyền tự do cơ bản của công dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng có quyền này vì những lý do đặc biệt. Vậy giáo viên có được thành lập doanh nghiệp không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Thành lập doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp là sự hình thành một doanh nghiệp mới trong nền kinh tế. Hoạt động thành lập doanh nghiệp do nhà đầu tư tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật về hình thức pháp lý của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, cách thức góp vốn, tổ chức quản lý doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ cùa doanh nghiệp, người đầu tư thành lập doanh nghiệp…
Ở góc độ kinh tế, thành lập doanh nghiệp do nhà đầu tư tiến hành với các hoạt động đầu tư vốn, chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết cho một tổ chức kinh tế ra đời và vận hành, gồm: văn phòng, trụ sở, kho xưởng, máy móc thiết bị kĩ thuật, phương tiện vận chuyên… phù hợp mục đích sản xuất hàng hoá hay kinh doanh dịch vụ. Thông thường, người sáng lập doanh nghiệp cũng sẽ có bước chuẩn bị nhất định về hệ thống khách hàng, kế hoạch nhân sự để rút ngắn thời gian chính thức gia nhập thị trường và tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
Về pháp lý, thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính do các thành viên sáng lập của doanh nghiệp hoặc đại diện của họ tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh, nhằm “khai sinh” hợp pháp cho doanh nghiệp, ở Việt Nam, việc thành lập doanh nghiệp để kinh doanh mà không hoặc chưa đăng ký doanh nghiệp bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, ngoài việc chuẩn bị các điều kiện vật chất để doanh nghiệp ra đời, nhà đầu tư có nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp) để sự hiện diện của doanh nghiệp trong nền kinh tế được coi là hợp pháp. Ngoài ra, tùy thuộc pháp luật mỗi quốc gia, nhà đầu tư có thể còn phải thực hiện một số thủ tục pháp lý có liên quan khác để có đủ cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp gia nhập thị trường, đó là:
+ Thủ tục đăng ký đầu tư (đối với những dự án đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thuộc diện phải đăng ký đầu tư);
+ Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (đối với các nhà đầu tư có lựa chọn kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh cỏ điều kiện)…
Thủ tục thành lập doanh nghiệp kết thúc bằng việc doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Kể từ thời điểm này, doanh nghiệp chính thức được thành lập và trở thành một chủ thể kinh doanh độc lập, có những quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước và pháp luật công nhận, bảo hộ. Bởi vậy, thủ tục thành lập doanh nghiệp cũng được coi là thủ tục gia nhập thị trường và tẩt cả doanh nghiệp đều phải thực hiện thủ tục này.
Các điều kiện để thành lập doanh nghiệp
Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp
Những đối tượng sau đây không được thành lập và quản lý doanh nghiệp:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, cán bộ, cocong nhân, viên chức thuộc đơn vị Quận đội, Công an. Trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước. Trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Như vậy nếu nằm ngoài các nhóm đối tượng trên thì hoàn toàn có thể thành lập doanh nghiệp.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp về ngành nghề kinh doanh
Theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hiện hành; doanh nghiệp có thể đăng ký hoạt động tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, lưu ý đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định; yêu cầu doanh nghiệp cần phải đáp ứng được như:
Kinh doanh bất động sản (cần vốn pháp định 20 tỷ);
Hay điều kiện thành lập công ty luật; thì người đại diện cần có chứng chỉ hành nghề (thẻ luật sư);
Kinh doanh dịch vụ kế toán: phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ kế toán;
Kinh doanh dịch vụ việc làm cần có ít nhất 03 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng.
Điều kiện về trụ sở chính
Theo quy định của pháp luật; doanh nghiệp không được đặt trụ sở của mình ở trong nhà chung cư hoặc nhà tập thể cao tầng. Nếu trụ sở đặt ở trong khu văn phòng của các tòa nhà; thì phải có chức năng kinh doanh, và khi nộp hồ sơ thành lập phải nộp kèm theo hồ sơ các giấy tờ chứng minh chức năng văn phòng đó.
Điều 42. Trụ sở chính của doanh nghiệp
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam; là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Điều kiện về hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Cá nhân hoặc tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Bản sao chứng thực giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao chứng thực giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên góp vốn là cá nhân, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và văn bản ủy quyền cho người đại diện quản lý phần vốn góp đối với tổ chức.
Điều kiện thành lập donah nghiệp về vốn điều lệ và vốn pháp định
– Vốn điều lệ: Không bắt buộc số vốn tối thiểu và tối đa và số vốn này được ghi trong điều lệ công ty. Vì vậy có thể đăng ký vốn điều lệ tùy theo hoạt động và quy mô của công ty.
– Vốn pháp định: Đối với từng ngành nghề mà mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định.
– Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; thì thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký công ty.
Điều kiện về tên của công ty khi thành lập doanh nghiệp
Cụ thể các điều kiện về tên của công ty khi thành lập doanh nghiệp như là tên doanh nghiệp; những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp; tên trùng và tên gây nhầm lẫn. Đã được pháp luật Việt Nam quy định rõ tại các điều 37, 38, 41, của bộ luật doanh nghiệp 2020.
Giáo viên có được quyền được góp vốn và mua cổ phần không?
Giáo viên vẫn có thể tham gia góp vốn, mua cổ phần theo như quy định tại Khoản 3 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020. Cụ thể như sau:
- Tổ chức, cá nhân được quyền góp vốn, mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần theo quy định của Luật này, trừ những trường hợp sau đây:
- Cơ quan nhà nước hoặc đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân dùng tài sản nhà nước để tiến hành thành lập doanh nghiệp để thực hiện kinh doanh nhằm thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Các đối tượng không được quyền góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định tại luật về cán bộ, công chức.
Trong đó, tại Điều 14 Luật Viên chức có quy định, giáo viên có quyền tham gia hoạt động kinh doanh hoặc làm việc ngoài thời gian quy định, cụ thể:
- Được tham gia hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc đã quy định trong hợp đồng làm việc, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Được ký hợp đồng vụ, việc với tổ chức, cơ quan, đơn vị khác nếu pháp luật không cấm tuy nhiên phải hoàn thành các nhiệm vụ được giao và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị quản lý.
- Được góp vốn nhưng không được tham gia điều hành, quản lý công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, trường học tư, bệnh viện tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ những trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Giáo viên có được thành lập doanh nghiệp không?
Theo quy định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân:
Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Căn cứ vào quy định nêu trên, trường hợp giáo viên là công chức, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc tại các đơn vi sự nghiệp công lập không có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Trường hợp giáo viên không thuộc đối tượng công chức, viên chức nêu trên mà là người lao động làm việc theo hợp đồng tại các trung tâm, cơ sở đào tạo tư nhân… không thuộc các trường hợp cấm theo quy định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quyền thành lập doanh nghiệp như các đối tượng cá nhân khác.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THPT
- Giáo viên có được dạy thêm tại nhà không?
- Cách tính thâm niên của giáo viên
- Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh của giáo viên
- Điều kiện xét tuyển đặc cách giáo viên
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Giáo viên có được thành lập doanh nghiệp không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về tạm ngưng công ty, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đơn xác nhận độc thân, tra cứu thông tin quy hoạch, trích lục bản án ly hôn online,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bạn sẽ nộp hồ sơ qua mạng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp với địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn . Tuy nhiên, hình thức này tương đối phức tạp, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng và kiến thức về đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng ĐKKD hoàn tất kết quả giải quyết và chuyển cho Bộ phận một cửa Phòng ĐKKD để trả kết quả.
Nếu quá thời hạn mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định (khoản 2, 3 Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
– Do chỉ có 1 chủ sỡ hữu, nên chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp;
– Chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp;
– Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác;
– Do chế độ trách nhiệm vô hạn, thành lập doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc hơn;
– Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản;
– Chế độ trách nhiệm vô hạn được pháp luật quy định giúp doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác, dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh.