Hiện nay, việc dạy thêm rất phổ biến và không còn xa lạ gì đối với mọi người. Các trường học thường tổ chứ dạy thêm ngoài các giờ học chính để phụ đạo học sinh. Hay các thầy cô giáo thường tổ chức dạy thêm ngoài giờ. Vậy giáo viên có được dạy thêm tại nhà không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để giải đáp vấn đề sau.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT
Giáo viên có được dạy thêm tại nhà không?
Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các trường hợp sau đây không được dạy thêm:
Thứ nhất, không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Thứ hai, không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Thứ ba, cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
Thứ tư, đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
– Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
– Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Như vậy, căn cứ quy định trên đây thì việc dạy thêm đối với học sinh tiểu học hiện nay bị nghiêm cấm. Đồng nghĩa, các giáo viên tiểu học không được tổ chức dạy thêm tại nhà đối với học sinh tiểu học.
Nguyên tắc dạy thêm
Việc dạy thêm phải thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Thông tư 17:
Điều 3. Nguyên tắc dạy thêm, học thêm
1. Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.
2. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.
3. Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.
4. Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.
5. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Như vậy, chỉ cần không thuộc trường hợp không được dạy thêm (học sinh tiểu học, học sinh học 02 buổi trên ngày,…) và thực hiện đúng nguyên tắc trên thì giáo viên có thể dạy thêm ngoài trường.
Quy định về tổ chức dạy thêm trong trường
Căn cứ Điều 5 Quy định ban hành kèm Thông tư 17 năm 2012, học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường để được học thêm trong trường.
Cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) có con em xin học thêm trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về dạy thêm, học thêm vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết.
Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin học thêm của học sinh, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức dạy thêm theo nhóm học lực của học sinh.
Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký dạy thêm; trong đơn có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
Hiệu trưởng nhà trường xét duyệt danh sách giáo viên dạy thêm, phân công giáo viên dạy thêm, xếp thời khoá biểu dạy thêm phù hợp với học lực của học sinh.
Mức thu và quản lý tiền học thêm
Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường:
Theo Điều 7 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm Thông tư 17, việc thu tiền học thêm là để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm.
– Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường.
– Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.
Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:
Cũng theo Điều 7, nếu tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài trường thì mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm.
Tuy nhiên, việc tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài trường vẫn phải thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với tiền học thêm. Trong đó, mỗi địa phương sẽ có quy định riêng hướng dẫn thu tiền học thêm cụ sao cho phù hợp nhất.
Cách tính tiền lương một tiết dạy thêm
Tiền lương một tiết dạy thêm được tính như thế nào?
Tiền lương một tiết dạy thêm được tính theo thông tư liên tịch số 07/2013 như sau:
- Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%
- Tiền lương 01 giờ dạy = (Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học : Định mức giờ dạy/năm) x (Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ) : 52 tuần)
Trong đó:
- Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học là tổng tiền lương các tháng theo biên chế năm học từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 của năm liền kề bao gồm: Mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
- Số giờ dạy thêm/năm học = [Số giờ dạy thực tế/năm học + Số giờ dạy quy đổi/năm học (nếu có) + Số giờ dạy tính thêm/năm học (nếu có) + Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học (nếu có)] – (Định mức giờ dạy/năm).
- Định mức giờ dạy/năm của giáo viên mầm non = (Số giờ dạy trẻ học 2 buổi/ngày) x (Số ngày làm việc/tuần) x (Số tuần dạy trẻ/năm học);
- Định mức giờ dạy/năm của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non = (Số giờ trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục/tuần của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) x (Số tuần dạy trẻ/năm học);
- Định mức giờ dạy/năm của giáo viên phổ thông; giáo viên giảng dạy trình độ sơ cấp nghề = [Định mức tiết dạy (tiêu chuẩn giờ giảng)/tuần] x (Số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học)
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Giáo viên có được dạy thêm tại nhà không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu, giấy phép bay flycam, Giấy phép sàn thương mại điện tử, đăng ký lại giấy khai sinh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, Thủ tục tặng cho nhà đất, trích lục hộ tịch trực tuyến, đơn xin trích lục bản án ly hôn, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm … của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,..Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC quy định: Số giờ dạy thêm/năm học là căn cứ để tính tiền lương dạy thêm giờ/năm học.
Việc xác định giờ dạy hay tiết dạy phụ thuộc vào quy định chế độ làm việc đối với giáo viên của từng cấp học: Đối với cấp phổ thông, theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT chế độ làm việc đối với giáo viên được quy định là tiết dạy
Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC đã quy định định mức tiết dạy/năm học đối với giáo viên phổ thông được gọi là định mức giờ dạy/năm.
=> Việc thanh toán tiền lương dạy thêm giờ đối với giáo viên phổ thông được tính theo số tiết dạy thêm giờ.
Khi giáo viên dạy vướt quá số tiết dạy định mức của mình thì sẽ được thanh toán tiền dạy thừa giờ với công thức:
Tiền 1 tiết dạy thêm = 150% x tiền một tiết dạy
Điều 3 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC về việc trả tiền lương dạy thêm giờ như sau:
Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác (sau đây gọi chung là đi làm nhiệm vụ khác) do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.