Chào Luật sư, do hai vợ chồng tôi là dân kinh doanh nên khi kết hôn chúng tôi muốn rạch ròi về mặt tài sản. Chính vì thế chúng tôi đã nghỉ ra cách là sẽ làm một bản hợp đồng hôn nhân giữa hai bên. Thế nhưng do là dân làm ăn kinh doanh nên hai chúng tôi rất lo lắng hành vi ký kết hợp đồng hôn nhân của chúng tôi sẽ là một hành vi vi phạm pháp luật và gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Nên Luật sư cho tôi hỏi: Giao kết hợp đồng hôn nhân có phải là một hành vi vi phạm pháp luật và việc giao kết hợp đồng hôn nhân sẽ bị xử phạt ra sao?
Hợp đồng hôn nhân là gì?
Hợp đồng hôn nhân là một thỏa thuận cam kết giữa hai bên nam và nữ khi tiến tới kết hôn đó có thể là các thỏa thuận về tài sản hoặc con cái. Thường loại hợp đồng này thường xuất hiện ở những đối tượng là người làm ăn kinh doanh, họ không muốn các thành quả trước hôn nhân của họ sẽ ảnh hưởng đến quá trình khi ly hôn của họ. Đây là loại hợp đồng không được pháp luật công nhận vì nó không phải xuất phát tự sự thiện chí của hai bên, không một hôn nhân nào mà người trong cuộc muốn mình bị ràng buộc bởi hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng như sau:
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo quy định tại Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
– Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
– Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.
Ký hợp đồng hôn nhân có được pháp luật thừa nhận không?
Ký hợp đồng hôn nhân có được pháp luật thừa nhận không? Câu trả lời là không. Bởi hôn nhân là sự tự nguyện hai bên nam và nữ và mọi hành phúc sẽ được hình thành khi cả hai có tình cảm với nhau, chính vì thế một hôn nhân bị ràng buộc bởi một hợp đồng mang tính chất thương mại phân chia quyền lời của nhau thì đó là một cuộc hôn nhân gượng ép. Và đều đó đi trái lại với tính chất của một cuộc hôn nhân được nhà nước công nhận và bảo vệ. Chính vì thế khi bạn đem hợp đồng hôn nhân này ra Tòa án để giải quyết thì không một tòa án nào sẽ dám thủ lý đơn khởi kiện cho bạn.
Theo quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:
– Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Giao kết hợp đồng hôn nhân sẽ bị xử phạt ra sao?
Giao kết hợp đồng hôn nhân sẽ bị xử phạt ra sao? Hiện nay pháp luật không cấm hai bên nam nữ giao kết hợp đồng hôn nhân với nhau mà chỉ là không công nhận hợp đồng đó có giá trị pháp lý trên thực tế thế nên giao kết hợp đồng hôn nhân sẽ không bị xử phạt. Tuy nhiên nếu bạn giao kết hợp đồng hôn nhân theo hình thức nhằm xuất cảnh, lợi dụng có quốc tịch thì có thể bị xử phạt vi phạm từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Chính vì thế đừng giao kết hợp đồng hôn nhân vì các mục đích trên.
Theo quy định tại Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:
“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;”
Có nên lập hợp đồng hôn nhân hay không?
Có nên lập hợp đồng hôn nhân hay không? Câu trả lời là không. Khi quyết định bước đến hôn nhân tại Việt Nam chúng ta nên bước đến với nhau bằng cách tự nguyện. Nếu bạn cảm thấy hai bên có quá nhiểu ràng buộc bạn có thể không cần đăng ký kết hôn mà chỉ cần chung sống với nhau như vợ chồng. Pháp luật Việt Nam vẫn sẽ giải quyết cho bạn các trường hợp hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng về mặt con cái và tài sản. Thế nên nếu ai đó đề nghị bạn ký hợp đồng hôn nhân thì bạn cần suy nghĩ thận trọng.
Mời bạn xem thêm:
- Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích được không?
- Muốn mở cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật thì phải làm gì?
- Thủ tục đăng ký thuốc nhập khẩu mới năm 2023
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Giao kết hợp đồng hôn nhân sẽ bị xử phạt ra sao?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan khác. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
“1. Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.
2. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.”
– Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
– Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.