Xin chào luật sư. Tôi tên là Trương Thị Hồng, tôi có câu hỏi cần được luật sư tư vấn như sau: năm nay tôi 28 tuổi. Vào đầu năm 2014, tôi có yêu và có thai với anh A sinh năm 1989. Chúng tôi không đăng ký kết hôn và không tổ chức đám cưới. Vì sợ ảnh hưởng đến gia đình tôi nên giữa năm 2014 tôi về ở tại nhà anh A.
Nhưng trong thời gian sinh sống với anh A tôi đã bị anh đánh dập và hành hạ trong thời gian tôi mang thai. Khi cháu được 5 tháng tuổi vì không chịu đựng được nữa nên tôi đã nỏ đi. Vì không muốn tôi đi nên anh A giữ con tôi lại và để cho bà nội cháu nuôi dưỡng. Ngày xưa, nhận thức về luật pháp của tôi còn kém và một phần lo lắng rằng anh A sẽ lên quậy phá nhà cha mẹ ruột của tôi nên tôi phải bỏ xứ, rời xa con đi làm ăn sinh sống. Thời gian đó, tôi có gửi tiền về trợ cấp chô con khi bà nội có yêu cầu tôi. Nay tôi đã có được công việc và thu nhập ổn định. Tôi muốn mang con tôi về để được nuôi dưỡng chăm sóc cháu. bà nội cháu thì tuổi cao sức yếu và thuộc hộ nghèo. Ba cháu thì chơi bời lêu lổng, không chăm sóc cháu. Tôi đã nói chuyện về việc mong muốn đưa cháu về nhà để tiện chăm sóc nhưng bà nội và ba cháu không dồng ý. Vậy tôi phải làm như thế nào để được giành quyền nuôi con khi không có đăng ký kết hôn? Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn!
Để giải đáp thắc mắc cho quý độc giả về vấn đề “Giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn như thế nào?” Mời quý độc giả hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì hậu quả giải quyết ra sao?
Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:
Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
- Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
- Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
việc sống chung với nhau nhưng không đăng ký kết hôn với cơ quan có thẩm quyền thì việc sống chung đó không được coi là quan hệ hôn nhân, không được pháp luật bảo vệ.
Kéo theo đó là hàng loạt những hệ lụy không mong muốn như:
- Không được bảo vệ nếu có người thứ ba:
- Không phải là vợ chồng hợp pháp thì không có quyền, nghĩa vụ ràng buộc với nhau như yêu thương, chung thủy… (Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình).
- Khai sinh cho con không có tên cha:
- Một trong những giấy tờ cần có khi đăng ký khai sinh cho con là giấy đăng ký kết hôn. Nếu không có thì những đứa con chung sẽ được khai sinh theo trường hợp chưa xác định được cha và phần ghi thông tin về cha sẽ bị để trống;
- Khó xử lý tài sản chung:
- Với những tài sản đứng tên một người trong thời gian sống chung với nhau mà không đăng ký kết hôn, việc chứng minh phần đóng góp của người còn lại sẽ rất khó khăn…
Ai được quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?
Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình , dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Nhưng quyền, nghĩa vụ với con vẫn được xác lập.
Theo đó, Điều 71 Luật này nêu rõ, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Do đó, khi không chung sống với nhau nữa thì việc quyết định ai nuôi con vẫn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận.
Hai người có thể thỏa thuận về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của các bên khi không chung sống với nhau nữa. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con để giao con cho người nào trực tiếp nuôi dưỡng.
Tuy nhiên, có 02 trường hợp đặc biệt sau, Tòa án sẽ:
- Xem xét nguyện vọng của con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên;
- Mẹ trực tiếp nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi. Dù vậy, nếu người mẹ không đủ điều kiện để nuôi con thì Tòa có thể xem xét giao con cho cha hoặc người khác đáp ứng đủ điều kiện.
Như vậy, quan hệ giữa cha, mẹ, con vẫn tồn tại mà không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ.
Do đó, khi muốn giành quyền nuôi con trong trường hợp này thì một trong hai người có thể thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì phải chứng minh được bản thân có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con.
Hướng giải quyết khi xảy ra tranh chấp ai có quyền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn?
Khi muốn giành quyền nuôi con trong trường hợp này thì một trong hai người có thể thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì phải chứng minh được bản thân có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con vì theo quy định tại Khoản 2 Điều 81 đã có quy định về việc Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
Như vậy những yếu tố cần chứng minh để có đủ điều kiện giành quyền nuôi con:
- Có thu nhập đảm bảo nuôi dưỡng, chăm sóc tốt nhất cho con: Đứa trẻ cần được giáo dục, vui chơi, ăn uống, chăm sóc sức khỏe,… những lĩnh vực này đều cần phải chi trả nhiều tiền, chính vì vậy, cha, mẹ có kinh tế hơn sẽ giúp bé có điều kiện phát triển.
- Có thời gian, dành nhiều tình cảm quan tâm, yêu thương con: Sự phát triển của con cần thời gian chăm sóc, quan tâm,… của người thân đặc biệt là cha mẹ. Đứa trẻ sẽ không thể phát triển với tâm sinh lý bình thường nếu không nhận được sự chia sẻ, quan tâm từ gia đình.
- Có nhiều điều kiện khác tốt cho con hơn đối phương: Bạn cần chứng minh điều kiện kinh tế của mình tốt hơn đối phương bằng bảng lương, tiền lương,… hằng tháng và những bằng chứng chứng minh những khoản thu nhập khác theo quy định pháp luật.
- Chứng minh đối phương không đáp ứng điều kiện nuôi con trực tiếp: Bạn cần cung cấp những bằng chứng chứng minh về vấn đề đối phương không đủ điều kiện để nuôi con như thường xuyên đánh đập con cái, không có việc làm ổn định, thường xuyên bỏ con cái một mình, không có trách nhiệm, san sẻ việc gia đình,…
Thủ tục khởi kiện giành quyền nuôi con
Trường hợp hai bên không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp về nuôi con. Thủ tục thực hiện như sau:
- Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền nơi bị đơn đang cư trú, làm việc;
- Tòa án xem xét đơn. Nếu đơn hợp lệ, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án, ra thông báo thụ lý để người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí;
- Người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí đến Tòa án đang giải quyết đơn;
- Tòa án thực hiện xác minh hồ sơ, chứng cứ tiến hành hòa giải;
- Mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu không đồng ý với bản án/quyết định của Tòa thì một trong các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định.
Thời hạn giải quyết đòi lại quyền nuôi con từ 04 – 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Quyền và nghĩa vụ của người đòi lại quyền nuôi con sẽ phát sinh kể từ khi bản án, quyết định của Tòa không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật.
Mời bạn xem thêm
- Hét giá vé xe ngày Tết bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
- Ly hôn chia tài sản như thế nào theo quy định hiện hành?
- Thủ tục ly hôn thuận tình nhanh nhất năm 2022
- Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn như thế nào?“ Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến tư vấn thành lập hộ kinh doanh cá thể… Nếu qúy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline: 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng. Hoặc quý khách hàng tham khảo thêm qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Người có yêu cầu đăng ký kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền (bên nam hoặc bên nữ có thể trực tiếp nộp hồ sơ mà không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại).
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
+ Tờ khai đăng ký kết hôn. (theo mẫu đính kèm).
+ Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người Việt Nam và người nước ngoài. …
+ Bản sao CMND hoặc thẻ Căn cước công dân của người Việt Nam.
+ Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.