Chào Luật sư, tôi và chồng cũ sống với nhau cũng được gần chục năm và có với nhau 2 mặt con. Hiện tại chúng tôi đã ly hôn nhưng không thể thỏa thuận với nhau về việc nuôi con nên tôi muốn giành lại quyền nuôi con. Luật sư cho tôi hỏi Giành lại quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Giành lại quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Có thể thực hiện giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án của Tòa án?
Để có thể thực hiện giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án của Tòa án cần căn cứ theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, bạn cần chứng minh người có được quyền nuôi con sau ly hôn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (về mặt sức khỏe, tinh thần, học tập…) và bạn phải có đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con bạn hơn vợ/chồng của bạn thì Tòa án sẽ căn cứ vào những căn cứ trên nhằm ra phán quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Nếu vợ/chồng đạt được thỏa thuận về quyền nuôi con, bạn có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình quyền nuôi con. Nếu như vợ/chồng bạn không thỏa thuận được thì tranh chấp về việc đòi lại quyền nuôi con thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo Điều 28 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, do đó bạn có thể gửi đơn khởi kiện cùng chứng cứ về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ/chồng bạn đang cư trú.
Trường hợp mẹ bị tước quyền nuôi con
Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Phá tán tài sản của con.
Có lối sống đồi trụy.
Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Căn cứ Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Giành lại quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào?
Hồ sơ
Đơn khởi kiện giành quyền nuôi con ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.
Hộ khẩu thường trú
Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân.
Bản án quyết định của Tòa án về xác định quyền nuôi con của của mẹ.
Bản sao công chứng Giấy khai sinh của con chung.
Giấy xác nhận thu nhập.
Giấy xác nhận của công an nơi con chung và người trực tiếp nuôi dưỡng con chung đang sinh sống.
Trình tự thủ tục
Trường hợp vợ và chồng không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp về nuôi con được quy định tại (khoản 1 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Thủ tục thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền nơi bị đơn đang cư trú, làm việc.
Bước 2: Tòa án xem xét đơn. Nếu đơn hợp lệ, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án, ra thông báo thụ lý để người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí.
Bước 3: Người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí đến Tòa án đang giải quyết đơn.
Bước 4: Tòa án thực hiện xác minh hồ sơ, chứng cứ tiến hành hòa giải.
Bước 5: Mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu không đồng ý với quyết định của Tòa thì một trong các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định.
Bước 6: Thời hạn giải quyết đòi lại quyền nuôi con từ 04 – 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định tại.
Căn cứ Khoản 1 Điều 28, Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Mời bạn xem thêm:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về Giành lại quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào? Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là giải thể cty. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về quyền của người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn cụ thể như sau:
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Điều 83 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cụ thể như sau:
“Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”