Trong bối cảnh kinh tế hội nhập như hiện nay, việc buôn bán, vận chuyển hàng hoá giữa các nước được diễn ra thuận tiện, nhanh chóng. Tuy nhiên khi xảy ra chiến tranh thương mại giữa một số nước lớn với nhau thì nhiều công ty, doanh nghiệp sẽ tìm mọi cáh để được hưởng ưu đã thuế quan của hàng hoá có xuất xứ của nước mình. Theo đó mà nảy sinh ra nhiều hành vi gian lận hàng hoá khiến nhiều ngành nghề kinh doanh, sản xuất trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nước nhập khẩu hàng hoá đã áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Theo đó mà Nghị định 31/2018/NĐ-CP ra đời quy định những biện pháo chống gian lận xuất xứ. Vậy gian lận xuất xứ hàng hóa là gì và quy định pháp luật xoay quanh nội dung này ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Gian lận xuất xứ hàng hóa là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP giải thích xuất xứ hàng hóa như sau:
Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.
Như vậy có thể hiểu một cách khái quát, gian lận xuất xứ hàng hóa là việc đưa ra thông tin không đúng về xuất xứ hàng hóa.
Quy định pháp luật về quy tắc xuất xứ hàng hoá như thế nào?
Theo Công ước Kyoto sửa đổi, Phụ lục K quy định như sau:
Quy tắc xuất xứ là những quy định cụ thể, hình thành và phát triển từ những quy tắc quy định trong luật pháp quốc gia hoặc các hiệp định quốc tế (tiêu chuẩn xuất xứ) được một quốc gia áp dụng để xác định xuất xứ hàng hoá.
– Theo các văn bản luật Việt Nam: khoá học hành chính nhân sự
Quy tắc xuất xứ hàng hoá là những quy định pháp luật để xác định một sản phẩm hàng hoá có nguồn gốc từ một nước, vùng lãnh thổ hay một khối nước nào đó.
Trường hợp áp dụng biện pháp chống gian lận xuất xứ hàng hóa
Tại Khoản 1 Điều 29 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng các biện pháp chống gian lận xuất xứ đối với các trường hợp sau:
+ Tạm dừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 3 tháng kể từ lần đầu tiên thương nhân đăng tải các thông tin, dữ liệu không liên quan đến việc đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền;
+ Tạm dừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày phát hiện việc thương nhân sử dụng chứng từ giả hoặc kê khai gian lận khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
+ Thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp và tạm dừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày thương nhân không hợp tác, không cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ hoặc cung cấp sai thông tin chứng minh xuất xứ hàng hóa khi cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiến hành hậu kiểm.
Ngoài các biện pháp chống gian lận xuất xứ tạm dừng cấp và thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa áp dụng chế độ luồng đỏ trong hệ thống quản lý rủi ro đối với thương nhân và công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.moit.gov.vn.
Biện pháp chống gian lận xuất xứ hàng hóa
Tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trường hợp thương nhân không thực hiện trách nhiệm sau:
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với thông tin khai báo và xác định xuất xứ hàng hóa, kể cả trong trường hợp được người xuất khẩu ủy quyền.
+ Có trách nhiệm làm việc với nhà sản xuất hàng hóa để yêu cầu kê khai xuất xứ và cung cấp các chứng từ chứng minh hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ trong trường hợp thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thương nhân xuất khẩu nhưng không phải nhà sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu đó.
+ Lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; hồ sơ, báo cáo và tài liệu để chứng minh hàng hóa tự khai báo xuất xứ đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo quy định và các chứng từ liên quan dưới dạng văn bản trong thời hạn tối thiểu 5 năm, kể từ ngày phát hành Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
+ Có trách nhiệm làm việc, cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ, thông tin và tài liệu liên quan phục vụ công tác xác minh xuất xứ hàng hóa và bố trí đi kiểm tra tại cơ sở sản xuất theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu.
Khí đó, các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa niêm yết công khai tên thương nhân đó tại nơi cấp trong thời hạn 6 tháng. Thời gian trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho thương nhân thuộc trường hợp này là 3 ngày làm việc kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định. Sau 6 tháng, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ xem xét áp dụng thời gian cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ các biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn tình trạng chuyển tải bất hợp pháp, chống gian lận xuất xứ, bảo vệ uy tín của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tránh nguy cơ bị các nước nhập khẩu Điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như lập cơ chế giám sát trong quá trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, ngừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho một số mặt hàng hoặc thương nhân gian lận.
Có thể bạn quan tâm:
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật thương mại. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Gian lận xuất xứ hàng hóa là gì theo quy định năm 2023?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ giải quyết ly hôn thuận tình nhanh… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Hiện nay có 3 quy tắc xuất xứ hàng hoá đó là:
– Quy tắc xuất xứ ưu đãi
– Quy tắc xuất xứ không ưu đãi
– Quy tắc xuất xứ ưu đãi:
Các tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ tại các nước bao gồm:
– Bộ Thương mại
– Bộ Công nghiệp
– Bộ Tài chính
– Cơ quan Hải quan
– Phòng Thương mại và Công nghiệp
– Các Hiệp hội ngành nghề, một số Tập đoàn, Công ty sản xuất/xuất khẩu/nhập khẩu.
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy chứng nhận xuất xứ là:
– Các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực thuộc Bộ Công Thương.
– Các Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất.
– Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các Chi nhánh và Văn phòng đại diện thuộc VCCI tại một số tỉnh, thành phố.