Chào luật sư, dòng hộ tôi có nhà từ đường giao cho chi lớn quản lý. Vừa qua, bác trưởng chi đột ngột qua đời. Thế nên truyền cho con trai bác. Con trai của bác thì không chuyên tâm thờ cùng và hay ăn chơi. Vì vậy dòng họ tôi quyết định sẽ lấy lại nhà từ đường cho người khác quản lý. Nhưng anh ta không chịu giao cho nên hai bên xảy ra tranh chấp nhà từ đường. Luật sư Cho tôi hỏi Giải quyết tranh chấp nhà từ đường như thế nào năm 2022.
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai 2013
Quy định của pháp luật về Di sản dùng vào việc thờ cúng
Nhà từ đường hay còn gọi là nhà thờ họ đây là công trình mang tính tâm linh, nhà từ đường dùng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ (dòng của cha). Nhà từ đường phổ biến trong văn hóa người Việt tại Trung Bộ, khu đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
Chức năng chính của nhà từ đường
- Chức năng chính và là gốc của nhà thờ họ là để thờ các vị Cao, Tằng, Tổ, Khảo. Thờ những người từng có công lớn với đất nước, với nhân dân trong dòng họ.
- Là bảo tàng dòng họ, nơi có ghi danh các Liệt sĩ chống Pháp, chống Mỹ , chống Polpot và chống Tàu. Hoặc có thể lưu giữ chứng chỉ của Đảng và Nhà nước những người làm to hoặc thành danh của dòng họ mình.
- Bên cạnh đó, nhà từ đường còn là nơi gặp gỡ của các thành viên để bàn việc trong dòng họ, làm nơi hội họp của gia tộc hoặc họp toàn họ
Theo quy định tại Điều 160 Luật Đất đai 2013 quy định về đất tín ngưỡng như sau:
– Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
– Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Giải quyết tranh chấp nhà từ đường như thế nào năm 2022
Khi có tranh chấp nhà từ đường có thể khởi kiện lên tòa án để yêu cầu giải quyết
Quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dòng họ
- Thành viên dòng họ có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dòng họ theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
- Dòng họ không phải là nguyên đơn. Tập thể (ví dụ: chi họ, nhánh họ, hội đồng gia tộc…) không có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dòng họ.
Xác định đương sự trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ như sau:
- Nguyên đơn trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ là người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ.
- Bị đơn trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ là người bị kiện. Bị đơn có thể là thành viên dòng họ hoặc người không phải là thành viên dòng họ nhưng có quyền, nghĩa vụ liên quan đến tài sản chung của dòng họ.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ là người tuy không khởi kiện, không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bao gồm thành viên khác của dòng họ và người không phải là thành viên dòng họ. Thành viên khác của dòng họ được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu được đương sự đề nghị và Tòa án chấp nhận trước khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ
1. Địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ được xác định theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Điều 5, Điều 6 của Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 5 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án.
2. Về địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là thành viên dòng họ:
a) Trường hợp đương sự cung cấp được địa chỉ của thành viên dòng họ thì Tòa án đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
b) Trường hợp đương sự không cung cấp được địa chỉ của thành viên dòng họ thì Tòa án không đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Quyền, nghĩa vụ của thành viên dòng họ chưa tham gia tố tụng sẽ được giải quyết bằng một vụ án khác khi có yêu cầu.
Nhập vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ
Tòa án nhập hai hoặc nhiều vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Việc nhập để giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật;
2. Các yêu cầu khởi kiện cùng liên quan đến tài sản chung của dòng họ;
3. Việc nhập và việc giải quyết trong cùng một vụ án không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Chuyển quyền sử dụng đất để làm từ đường thủ tục như thể nào?
Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Nếu tài sản thuộc quyền sở hữu chung của hai vợ chồng hoặc của cả hộ gia đình thì cần chuẩn bị hợp đồng công chứng được ký tên đầy đủ của các thành viên đang sở hữu mảnh đất đó với người đại diện theo ủy quyền của dòng họ.
Bước 2: Đăng ký biến động quyền sử dụng đất
Sau khi đã ký hợp đồng thì các bên đến tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện nơi có thửa đất đó để thực hiện việc đăng ký biến động quyền sử dụng đất và làm thủ tục tách thửa theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Làm giấy ủy quyền cho cá nhân trong họ
Nếu thửa đất làm nhà từ đường, nhà thờ họ có nguồn gốc là sử dụng riêng như đất ở của cá nhân, cho nên sẽ không làm hài lòng điều kiện của khoản 5, điều 100 Luật Đất đai 2013 để UBND xã, phường xác nhận là đất chung của dòng họ.
Khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ khó khăn khăn, trở ngại. Để có thể được cấp sổ đỏ, dòng họ có thể ủy quyền cho 1 cá nhân nào đó đứng tên trên sổ đỏ. Trong đó ở trang 1 của sổ đỏ ghi rõ ông (bà) đây là đại diện của dòng họ nào.
Đất từ đường sẽ trở thành bất động sản đặc biệt và sẽ không có quyền chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất…
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Giải quyết tranh chấp nhà từ đường như thế nào năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định giá đền bù tài sản trên đất, chia thừa kế nhà đất; đền bù tài sản trên đất nông nghiệp; quy định về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư,…… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng có quy định điều kiện: Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai mà chưa được cấp.
Như vậy về mặt lý thuyết thì nhà nước có quyền thu hồi đất có nhà từ đường để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nếu thoả điều kiện trên. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy, Nhà nước rất ít khi thu hồi đất có nhà từ đường vì yếu tố tôn trọng sự thờ phụng tổ tiên, ông bà của người dân.
– Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
+ Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
+ Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
+ Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
+ Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
+ Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
+ Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
+ Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
+ Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 57 thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.
Như vậy dựa theo quy định trên ta biết được đất tín ngưỡng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và khi chuyển từ đất ở sang đất tín ngưỡng không cần phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.