Hoạt động thương mại liên quan đến việc mua và bán hàng hóa và dịch vụ để kiếm lợi nhuận. Trong hoạt động thương mại không thể tránh khỏi những bất đồng quan điểm hoặc xung đột lợi ích giữa các bên dẫn đến tranh chấp. Tranh chấp kinh doanh thương mại phát sinh chủ yếu giữa các thương nhân. Ngoài thương nhân là chủ thể chính của tranh chấp kinh doanh, các cá nhân và tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp kinh doanh như là các tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty. Thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, thay đổi hình thức tổ chức công ty, phi lợi nhuận giữa các thành viên công ty liên quan đến tranh chấp thương mại giữa tổ chức phi lợi nhuận và thương nhân hoạt động trên lãnh thổ của Việt Nam. Cùng luật sư X tìm hiểu phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại năm 2023 ở bài viết dưới đây.
Tranh chấp thương mại là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Theo đó, tranh chấp thương mại được hiểu là những mâu thuẫn (bất đồng) giữa hai bên hợp tác với nhau về quyền, nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại.
Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại năm 2023
Có 4 hình thức giải quyết tranh chấp thương mại được quy định tại Điều 317 Luật thương mại 2005 như sau:
Thương lượng giữa các bên
Thương lượng được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
Quá trình thương lượng giữa các bên không chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết.
Kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.
Hoà giải
Hình thức hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP: Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
Nguyên tắc hòa giải
Căn cứ Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định việc hòa giải phải dựa trên các nguyên tắc sau:
- Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
- Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
- Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.
Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải.
Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
Căn cứ Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài bao gồm:
- Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
- Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
- Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Điều kiện giải quyết tranh chấp
Căn cứ Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau:
Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài.
Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
Căn cứ theo Chương II Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án bao gồm:
- Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự
- Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
- Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự
- Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
- Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai
- Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự
- Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
- Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án
- Bảo đảm tranh tụng trong xét xử
Những tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Căn cứ theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền giải quyết của Toà án về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án quy định tại Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, gồm có:
“1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”
Trên đây là quy định về những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại năm 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về mẫu giấy ly hôn thuận tình. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Giải quyết tranh chấp đất không có giấy tờ năm 2023
- Tranh chấp thừa kế nhà đất theo quy định 2023
- Giải quyết tranh chấp đất đai khi ly hôn năm 2022 như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 319 Luật thương mại 2005 quy định: Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.
Căn cứ Điều 424 Bộ luật dân sự 2015 quy định trường hợp hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ như sau:
“1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng.
2. Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
Mức án phí dân sự sơ thẩm đối với tranh chấp kinh doanh thương mại được quy định tại Danh mục án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017) về mức thu miễn giảm thu nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án như sau:
Đối với tranh chấp kinh doanh thương mại không có giá ngạch là 3 triệu đồng.
Đối với tranh chấp kinh doanh thương mại áp dụng có giá ngạch thì tùy thuộc vào giá trị tài sản có tranh chấp mà Tòa án sẽ xác định