Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Đất Đai

Giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức như nào?

Đinh Tung by Đinh Tung
Tháng mười một 11, 2022
in Luật Đất Đai
0

Có thể bạn quan tâm

Cách tính thuế tài sản gắn liền với đất

Phí đổi sổ hồng mới là bao nhiêu?

Chi phí cấp đổi sổ đỏ mới mất bao nhiêu tiền

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Tranh chấp đất đai là gì?
  3. Thông thường một vụ tranh chấp đất đai có những đặc điểm gì?
  4. Giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức như nào?
  5. Thông tin liên hệ
  6. Mời bạn xem thêm
  7. Câu hỏi thường gặp

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Hoàng Bách, ông tôi trước khi mất có để lại cho con cháu trong nhà một mảnh đất đồi ở quê. Tuy nhiên vừa rồi khi về quê làm giấy tờ thì mới biết mảnh đất này đã được bồi thường để lấy đất quy hoạch đô thị. Vấn đề ở đây là cả gia đình lẫn ông tôi đều không biết có chuyện như vậy, giờ đây tôi muốn giải quyết tranh chấp mảnh đất này với UBND nhưng không biết cần làm như nào. Vậy luật sư có thể giải đáp giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức như nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức như nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013 

Tranh chấp đất đai là gì?

Căn cứ khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định định nghĩa tranh chấp đất đai như sau:

“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”

Thông thường một vụ tranh chấp đất đai có những đặc điểm gì?

Theo đó tranh chấp đất đai có những đặc điểm sau

+ Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp;

+ Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất (được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất) hoặc người khác có quyền, nghĩa vụ liên quan đến thửa đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai;

Trường hợp tranh chấp không phát sinh giữa những chủ thể này với nhau liên quan đến thửa đất thì đó là quan hệ tranh chấp khác. Ví dụ: tranh chấp phát sinh giữa người sử dụng đất với Cơ quan có thẩm quyền trong việc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất thì đó là tranh chấp về khiếu kiện hành chính.

+ Nội dung của tranh chấp đất đai rất đa dạng và phức tạp. Đất đai đã trở thành loại hàng hóa đặc biệt có giá trị kinh tế và giá trị của nó được biến động theo nền kinh tế thị trường, từ đó việc quản lý và sử dụng đất đai không chỉ đơn thuần là việc khai thác giá trị sử dụng mà bao gồm cả giá trị sinh lời của đất. Khi nội dung quản lý và sử dụng đất phong phú và phức tạp thì phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng xung quanh việc này cũng trở nên căng thẳng và trầm trọng hơn.

+ Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà Nước. Vì trước hết, khi xảy ra tranh chấp, một bên không thực hiện được những quyền của mình, do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.

+ Đất đai có những mục đích sử dụng không giống nhau mà nhà làm luật gọi đó là mục đích sử dụng đất và loại đất. Như thế dẫn đến việc tranh chấp về đất đai sẽ bao gồm các bên khác nhau tham gia vào tranh chấp đó. Điều này dẫn đến một điều là tranh chấp đất đai cần phải nhanh chóng, tích cực chủ động giải quyết để bảo đảm quyền lợi của các bên, tránh tình trạng kéo dài, có tổ chức và đông người tham gia.

Giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức như nào?
Giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức như nào?

Giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức như nào?

Để giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức thì thực hiện theo trình tự, thủ tục được điều chỉnh bởi Luật đất đai 2013; Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai; Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đất đai 2013 và Luật tố tụng Dân sự 2015, cụ thể như sau:

Bước 1. Hòa giải tranh chấp.

Khi có tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức thì theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013, nếu các bên không tự hòa giải được hoặc hòa giải cơ sở không thành thì gửi đơn đến UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải. Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Bước 2. Đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp giữa cá nhân và tổ chức.

Việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức tại Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền (Tòa án nơi có bất động sản đó).

Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án. Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Khác với hoạt động hòa giải trước khi khởi kiện, đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do chính Tòa án chủ trì và tiến hành.

Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.

Như vậy, khi có tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức xảy ra thì có thể tiến hành giải quyết theo trình tự thủ tục đã được tư vấn như trên.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức như nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là: bản hợp đồng mua bán nhà đất gồm có những nội dung gì, đăng ký lại khai sinh ở đâu, mẫu hóa đơn điện tử như nào, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,… vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Ngoài ra với mong muốn được tư vấn, trả lời những câu hỏi trong và ngoài nước thông qua web lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,… Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm

  • Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất năm 2022
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất năm 2022 như thế nào?
  • Hòa giải tranh chấp đất đai không thành sau bao lâu thì khởi kiện?

Câu hỏi thường gặp

Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến tranh chấp đất đai?

Thực tế giao dịch đời sống hiện nay thì đất đai có giá trị rất cao, là tài sản lớn của nhiều gia đình. Hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, Nhà nước thực hiện việc cải cách về đất đai và giao quyền sử dụng đất cho các cá nhân cơ quan tổ chức. Trong trường hợp đó, giữa người sử dụng đất và người khác có tranh chấp đất đai về giao dịch chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho…
Chính sách, pháp Luật Đất đai và những chính sách có liên quan đến đất đai của chúng ta trong thời gian qua chưa nhất quán, đồng bộ. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với sự tác động mặt trái của cơm chế thị trường đã làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong xã hội, trong khi đó chính sách, pháp luật về đất đai của chúng ta trong thời gian qua chưa đáp ứng đòi hỏi của xã hội, chưa đầy đủ để có thể quản lý hiệu quả đất đai.

Có bao nhiêu loại tranh chấp đất đai hiện nay?

Dựa vào khái niệm tranh chấp đất đai, có thể phân chia loại của tranh chấp đất đai cụ thể thành các trường hợp như sau:
Tranh chấp về quyền sử dụng đất
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất là tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác.
– Tranh chấp đòi lại đất: đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ.
Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất mang bản chất là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…
Một loại tranh chấp khác cũng thuộc dạng này đó là tranh chấp về mục đích sử dụng đất.
Tranh chấp liên quan đến đất
– Tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn
– Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất

Ai có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân tại Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định:
Tranh chấp về QSDĐ mà đương sự có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ được quy định tại điều 100, Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết. Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc các loại giấy tờ theo quy định thì đương sự có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của BLTTDS.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND: Nếu các bên đương sự không có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc không có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật đất đai và đương sự lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp là nộp đơn yêu cầu giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật đất đai.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức như nào?Thông thường một vụ tranh chấp đất đai có những đặc điểm gì?Tranh chấp đất đai là gì?

Mới nhất

Cách tính thuế tài sản gắn liền với đất

Cách tính thuế tài sản gắn liền với đất

by Hương Giang
Tháng 9 11, 2024
0

Tài sản gắn liền với đất là những tài sản vật chất hoặc công trình xây dựng có liên quan...

Phí đổi sổ hồng mới là bao nhiêu

Phí đổi sổ hồng mới là bao nhiêu?

by Hương Giang
Tháng 8 27, 2024
0

Sổ hồng" là thuật ngữ phổ biến tại Việt Nam dùng để chỉ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà...

Chi phí cấp đổi sổ đỏ mới mất bao nhiêu tiền

Chi phí cấp đổi sổ đỏ mới mất bao nhiêu tiền

by Hương Giang
Tháng 8 26, 2024
0

Sổ đỏ, hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có vai trò và ý nghĩa rất...

Các ký hiệu trên sổ đỏ thửa đất

Các ký hiệu trên sổ đỏ thửa đất như thế nào?

by Hương Giang
Tháng 8 24, 2024
0

Sổ đỏ, hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có vai trò rất quan trọng trong...

Next Post
Ăn mặc phản cảm, hở hang đi chùa có bị xử phạt không

Ăn mặc phản cảm, hở hang đi chùa có bị xử phạt không?

Theo quy định thì có được chuyển đổi đất lưu không không?

Theo quy định thì có được chuyển đổi đất lưu không không?

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x