Khi ly hơn, rất nhiều cặp vợ chồng xảy ra tranh chấp về tài sản chung, đặc biệt là những đôi vợ chồng có tài sản chung lớn. Chính vì vậy, việc giải quyết Tranh chấp chia tài sản chung diễn ra tương đối khó và thời gian kéo dài. Nhiều người khi đang xảy ra tranh chấp về tài sản chung có thắc mắc về cách Giải quyết Tranh chấp chia tài sản chung như thế nào? Pháp luật đã quy định nguyên tắc chia tài sản chung cũng như quy trình, thủ tục giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền. Nếu như bạn có nhu cầu tìm hiểu về Giải quyết Tranh chấp chia tài sản chung như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Tài sản chung vợ chồng là gì?
Tài sản chung vợ, chồng pháp luật hiện nay không có định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định tài sản chung vợ, chồng bao gồm:
– Tài sản do vợ, chồng tạo ra;
– Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh;
– Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng. Trong đó, theo Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP:
- Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.
- Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.
– Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân gồm các khoản nêu tại Điều 9 Nghị định 126/2014 gồm:
- Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ khoản trợ cấp, ưu đãi vợ hoặc chồng nhận được về ưu đãi người có công hoặc gắn với nhân thân của người đó.
- Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.
- Thu nhập hợp pháp khác.
– Quyền sử dụng đất vợ, chồng có được sau khi kết hôn trừ trường hợp vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Đặc biệt: Nếu không có căn cứ để chứng minh tài sản vợ, chồng đang tranh chấp là tài sản riêng thì đây sẽ được coi là tài sản chung.
Tài sản chung vợ, chồng được hiểu là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của cả hai vợ, chồng, được dùng để phục vụ nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ, chồng.
Đây cũng là quy định được Điều 213 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
“Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.“
Do đó, tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ, chồng sẽ do vợ, chồng tự thỏa thuận với nhau về việc sử dụng vào mục đích gì và cả vợ, chồng đều có quyền bình đẳng sử dụng, định đoạt tài sản chung này.
Chia tài sản chung thế nào khi ly hôn?
Khi vợ, chồng ly hôn mà có tranh chấp về tài sản chung vợ, chồng thì Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có nêu nguyên tắc phân chia như sau:
– Tôn trọng quyền thỏa thuận của hai vợ, chồng. Nếu hai vợ, chồng thỏa thuận được việc phân chia tài sản chung thì thực hiện theo thỏa thuận này.
– Nếu không thỏa thuận được thì sẽ chia theo nguyên tắc “chia đôi”. Tuy nhiên, không có nghĩa trong mọi trường hợp, vợ, chồng sẽ được phần tài sản bằng nhau mà Tòa án sẽ còn căn cứ vào một số yếu tố sau đây:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng: Căn cứ vào tình trạng sức khỏe, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi vợ, chồng ly hôn… của vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình. Người nào có hoàn cảnh khó khăn hơn có thể được chia nhiều hơn để duy trì, ổn định cuộc sống.
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung: Việc đóng góp của vợ, chồng có thể bằng trực tiếp hoặc gián tiếp (vợ/chồng ở nhà nội trợ cũng được coi là lao động có thu nhập). Nếu người nào đóng góp nhiều hơn thì có thể được chia nhiều hơn.
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập: Ví dụ tài sản chung là công cụ, phương tiện để một bên lao động tạo ra thu nhập thì khi chia tài sản có thể ưu tiên được chia tài sản này và người còn lại phải thanh toán số tiền tương ứng với phần còn lại.
Việc phân chia này nhằm đảm bảo không gián đoạn cũng như không gây ảnh hưởng quá lớn đến việc lao động tạo ra thu nhập của người này.
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng: Những lỗi này là lỗi trực tiếp dẫn đến vợ, chồng ly hôn như ngoại tình, bạo lực gia đình… khiến cuộc sống hôn nhân không thể kéo dài được nữa…
Lưu ý: Việc chia tài sản chung phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
“Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.
2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
5. Tranh chấp về cấp dưỡng.
6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.
8. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì tranh chấp của vợ chồng bạn thuộc trường hợp tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, mà tài sản đó là bất động sản. Thì tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một trong các loại tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
“1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.”
Đồng thời tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.”
Căn cứ vào các quy định pháp luật trên thì đối với vụ án tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, mà tài sản đó là bất động sản thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án được xác định theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; cụ thể là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn phải nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi chồng bạn cư trú, làm việc.
Giải quyết Tranh chấp chia tài sản chung như thế nào?
Theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình, pháp luật dân sự, vợ chồng có quyền tự phân chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn hoặc yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền phân chia tài sản chung sau khi đã giải quyết ly hôn.
Tùy thuộc từng cách thức phân chia tài sản chung khi ly hôn mà nơi giải quyết, trình tự giải quyết cũng có sự khác biệt, cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Vợ chồng tự phân chia tài sản chung sau khi đã giải quyết ly hôn
– Nếu lựa chọn giải quyết theo cách thức này thì vợ chồng chỉ cần thực hiện ký văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung sau khi ly hôn có công chứng/chứng thực. Sau đó, thực hiện đăng ký sang tên/đăng ký biến động quyền sử dụng đất tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
– Nếu vợ chồng không thực hiện phân chia tài sản chung thì tài sản này vẫn được pháp luật công nhận là thuộc sở hữu, sử dụng chung của vợ chồng, do đó, khi thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung này phải có sự đồng ý, thống nhất của cả hai (Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
Trường hợp 2: Vợ chồng có đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền công nhận việc phân chia/giải quyết việc phân chia tài sản chung sau khi giải quyết ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng không tự mình thực hiện thỏa thuận phân chia thì có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.
– Lúc này, nếu vợ chồng thỏa thuận được việc phân chia và chỉ đề nghị Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó thì thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự về hôn nhân gia đình về chia tài sản chung theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
– Trường hợp hai vợ chồng không thể thỏa thuận được việc phân chia tài sản chung (có tranh chấp về việc phân chia tài sản chung) thì một trong hai bên hoặc cả hai có quyền gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Tòa án thụ lý, giải quyết vụ án dân sự về yêu cầu phân chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Lưu ý: Căn cứ Điều 39, Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:
+ Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ án phân chia tài sản chung của vợ chồng là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có tài sản, nếu bất động sản có ở nhiều nơi thì nguyên đơn có quyền lựa chọn một trong những Tòa án nhân dân cấp huyện có bất động sản giải quyết;
+ Tòa án nhân dân cấp huyện của bạn hoặc vợ cư trú (nơi tạm trú, thường trú, học tập, làm việc, sinh sống) có thẩm quyền giải quyết việc dân sự là công nhận thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng bạn;
+ Bạn cũng cần phải chuẩn bị đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (đơn yêu cầu công nhận thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng)/đơn khởi kiện cùng tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình khi yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, vợ, chồng có quyền phân chia tài sản chung của vợ chồng sau khi đã giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân. Tùy thuộc từng cách thức mình lựa chọn phân chia mà cơ quan, thẩm quyền giải quyết có sự khác biệt.
Khuyến nghị:
Khi đối diện các vướng mắc có nguy cơ thiệt hại về tài sản, tinh thần hiện hữu trước mắt, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Luật sư X để chúng tôi kịp thời đưa ra các biện pháp phù hợp, giúp quý khách giải quyết vấn đề thuận lợi.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Giải quyết Tranh chấp chia tài sản chung như thế nào năm 2023” hoặc các dịch vụ, thông tin pháp lý khác liên quan như là mẫu hợp đồng thuê nhà viết tay đơn giản. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
– Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
+ Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
+ Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
+ Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
+ Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
+ Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì vợ, chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có phân chia tài sản chung vợ, chồng.
Nếu không thỏa thuận được và có yêu cầu gửi Tòa án thì Tòa án sẽ xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hay theo luật định.
Do đó, việc phân chia tài sản chung vợ chồng là quyền của hai người. Hai người có thể thực hiện theo thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết. Do đó, nếu có yêu cầu, dù là khi đã ly hôn nhiều năm thì vẫn có quyền yêu cầu Tòa án ly hôn.