Hiện nay pháp luật dã quy định trong một số trường hợp khi giao kết hợp đồng bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng đó. Các văn bản được công chứng, chứng thực sẽ giúp phần nào đó bảo vệ được quyền và bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, hạn chế tối đa việc xảy ra tranh chấp. Chính điều này đã tạo nên sự ổn định khi các chủ thể thực hiện các giao dịch về dân sự, giao dịch về tài sản. Vậy ” giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực” như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, theo tôi được biết thì hiện nay khi thực hiện một số giao dịch liên quan đến nhà ở như hợp đồng mua bán, thế chấp, góp vốn, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở… thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng và chưng thực. Luật sư có thể cho tôi biết các quy định về công chứng, chứng thực cũng như giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực được không ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Công chứng và chứng thực là gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Hiện nay chưa có khái niệm về chứng thực, tuy nhiên có thể hiểu chứng thực là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm chứng cho các giao dịch dân sự đảm bảo tính hợp lệ, đảm bảo tính chính xác và hợp pháp của các bên khi tham gia trong giao dịch.
Theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ thì chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính sẽ thực hiện việc chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Chứng thực giao dịch, chứng thực hợp đồng là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về địa điểm giao kết hợp đồng, thời gian, giao dịch, năng lực hành vi dân sự của các bên, ý chí tự nguyện, chữ ký của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực
Các văn bản được công chứng và chứng thực có các giá trị khác nhau, cụ thể như:
Giá trị pháp lý của công chứng
Điều 5, Luật công chứng năm 2014 đã quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng. Theo đó:
– Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Như chúng ta đã biết, hoạt động công chứng là việc cơ quan, tổ chức hoạt động công chứng xác nhận tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch theo quy định của pháp luật hoặc khi có yêu cầu của người yêu cầu công chứng. Công chứng viên phải kiểm tra các thông tin mà mình thực hiện việc công chứng, sau khi đã đối chiếu các thông tin với bản chính công chứng viên phải ghi lời làm chứng của mình; ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng lên văn bản công chứng.
Thể hiện việc ghi nhận và bảo đảm nội dung, hình thức cũng như tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch. Lúc này, văn bản công chứng có giá trị, hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
Việc công chứng các bản hợp đồng, giao dịch là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, phòng ngừa rủi ro và tranh chấp, tạo ra sự ổn định của quan hệ giữa các bên trong giao dịch dân sự, tài sản, bảo đảm trật tự, kỷ cương, là cơ sở thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đó, khi phát sinh mâu thuẫn giữa các bên mà không giải quyết được dựa trên các thỏa thuận của hợp đồng, giao dịch công chứng; bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa giải quyết theo quy định của pháp luật.
– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố vô hiệu.
Việc quy định hợp đồng, các văn bản được công chứng có giá trị chứng cứ là một chế định đặc biệt đối với hoạt động công chứng. Với việc quy định như vậy đã nâng cao tinh thần trách nhiệm của các công chứng viên trong quá trình thực hiện hoạt động công chứng của mình.
Bởi lẽ, qua việc công chứng nếu công chứng viên phát hiện ra các sai phạm cũng như dấu hiệu tội phạm có thể báo cáo với cơ quan có thẩm quyền, đồng thời việc công chứng các văn bản giấy tờ sẽ được văn phòng công chứng lưu lại một bản trong kho dữ liệu, từ đó các văn bản công chứng trở thành nguồn chứng cứ quan trọng nếu có các tranh chấp xảy ra. Và những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh bởi lẽ khi hoạt động công chứng, công chứng viên đã kiểm tra tính xác thực của các thông tin của văn bản công chứng với bản chính và ghi lời làm chứng, ký tên đóng dấu nhằm khẳng định điều đó.
– Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Việc quy định như trên là hoàn toàn hợp lý, khi mà văn bản công chứng đã được công chứng viên kiểm tra, đối chiếu tính xác thực với bản chính một cách đầy đủ, chính xác; đã ghi lời làm chứng của mình, ký tên, đóng dấu để khẳng định điều đó thì bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. Tạo điều kiện thuận lợi cho người có nhu cầu công chứng có thể đạt được kết quả mà họ mong muốn.
Giá trị pháp lý của chứng thực
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì chứng thực có các giá trị pháp lý như:
– Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
– Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Phân biệt giữa công chứng và chứng thực
Công chứng và chứng thực có những điểm khác nhau như:
Tiêu chí | Công chứng | Chứng thực |
Khái niệm | Là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng:– Chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản;– Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt(Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014) | Là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.(Khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP) |
Thẩm quyền | – Phòng công chứng (do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng).– Văn phòng công chứng (do 02 công chứng viên hợp danh trở lên thành lập theo loại hình tổ chức của công ty hợp danh, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác). | – Phòng Tư pháp;– UBND xã, phường;– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài;– Công chứng viên. Tùy từng loại giấy tờ mà thực hiện chứng thực ở các cơ quan khác nhau. |
Bản chất | – Bảo đảm nội dung của một hợp đồng, giao dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó và qua việc bảo đảm tính hợp pháp để giảm thiểu rủi ro– Mang tính pháp lý cao hơn | – Chứng nhận sự việc, không đề cập đến nội dung, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức |
Mặc dù công chứng và chứng thực là hai hoạt động khác nhau nhưng đều phải thực hiện theo nguyên tắc sau:
– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
– Khách quan, trung thực (không vì lợi ích cá nhân, mối quan hệ làm ảnh hưởng đến bên thứ ba).
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng, chứng thực.
– Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; giải thể công ty tnhh 2 thành viên; Mẫu đơn xin giải thể công ty; tra cứu thông tin quy hoạch; đăng ký mã số thuế cá nhân; giải thể công ty; công ty tạm ngưng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Thủ tục mở phòng khám chuyên khoa
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị trùng thửa
- Số hộ chiếu có bị thay đổi khi cấp lại không
Câu hỏi thường gặp
Ví dụ về công chứng:
+ Vợ chồng anh A, chị B bán đất cho bà C. Để đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng mua bán, anh A, chị B và bà C giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng được công chứng tại văn phòng công chứng tại Hà Nội – nơi có đất.
+ Chị M cho anh D thuê nhà để sản xuất, kinh doanh. Hợp đồng thuê nhà được giao kết và công chứng theo yêu cầu của chị M, anh D tại văn phòng công chứng Việt Hưng tại Long Biên, Hà Nội.
Ví dụ về chứng thực:
+ Bạn H chuẩn bị hồ sơ nhập học, trong đó có yêu cầu bản sao chứng thực. Bạn H đến văn phòng công chứng Phùng Quân để thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính với căn cước công dân của mình.
+ Anh T đến UBND nơi cư trú để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân để chuẩn bị hồ sơ xin việc.
+ Chị X và anh Q chứng thực hợp đồng ủy quyền để thực hiện thủ tục xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại UBND nơi cư trú của Q.
– Theo quy định bắt buộc của pháp luật: Khi thực hiện một số giao dịch liên quan đến nhà ở như hợp đồng mua bán, thế chấp, góp vốn, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở…; các hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất như hợp đồng chuyển nhượng, thế chấp, góp vồn bằng quyền sử dụng đất….; các loại văn bản thừa kế và di chúc; văn bản thỏa thuận về hôn nhân gia đình…. thì bắt buộc phải công chứng, chứng thực mới có giá trị về mặt pháp lý. Nếu không thực hiện các thủ tục công chứng, chứng thực thì các văn bản trên có thể bị coi là vô hiệu.
– Là chứng cứ khi xảy ra tranh chấp: Hiện nay các vụ án tranh chấp về hợp đồng liên quan đến dân sự, kinh tế, thương mai đang tăng lên đột biến, các bên tranh chấp gặp nhiều khó khăn trong việc tìm chứng cứ có giá trị chứng minh cho mình. Trong trường hợp này các giao dịch, hợp đồng về dân sự, kinh tế, thương mại được công chứng, chứng thực sẽ có giá trị chứng cứ giúp các bên trong hợp đồng nhanh chóng giải quyết được những tranh chấp, hạn chế được những thiệt hại xảy ra.
Công chứng, chứng thực có giá trị chứng cứ là một công cụ pháp lý hữu ích để người dân có thể sử dụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, bảo đảm các giao dịch về dân sự, tài sản.
– Theo quy định của pháp luật hiện hành một số loại hợp đồng, văn bản bắt buộc phải công chứng, chứng thực theo quy định. Nếu không thực hiện thủ tục này thì các giao dịch đó sẽ bị coi là vô hiệu. Ví dụ như mua bán, tặng cho quyền sử dụng đất, nhà ở,…
– Trong các giao dịch trên thực tế như dân sự, kinh tế, thương mại khi có tranh chấp xảy ra các bên trong hợp đồng thường về tìm các căn cứ để bảo về cho quyền và lợi ích của ích. Để đảm bảo an toàn mặt pháp lý cho các giao dịch này thì các bên cần phải có các tài liệu đã thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Hay có thể nói các khác công chứng, chứng thực chính là một loại chứng cứ đáng tin cậy và có hiệu lực pháp lý cao hơn so với các giấy tờ không được công chứng, chứng thực hay các chứng cứ chỉ được trình bày bằng miệng.