Có hai loại con dấu là con dấu của cơ quan nhà nước và con dấu pháp nhân của doanh nghiệp, tổ chức. Con dấu hình tròn, mực màu đỏ, phát hành theo quy định và sự quản lý của nhà nước. Nó xác nhận tính pháp lý của văn bản, tài liệu do doanh nghiệp và cơ quan nhà nước ban hành. Việc đóng dấu pháp lý phải đúng theo quy định của pháp luật. Vậy giá trị pháp lý của con dấu doanh nghiệp được hiểu như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 về sử dụng con dấu doanh nghiệp
Trước đây, con dấu là một vật không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, khi thực hiện các giao dịch hay hợp đồng, con dấu được xem như là chữ ký của doanh nghiệp và thể hiện giá trị pháp lý của các văn bản. Con dấu là một biểu tượng của doanh nghiệp và giúp cho mọi người có thể phân biệt được các doanh nghiệp khác nhau.
Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Như vậy, so với quy định về con dấu tại Luật Doanh nghiệp trước đây, thì Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ quy định: “Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”.
Việc cầm con dấu ra ngoài trụ sở, những biểu tượng đặc trưng của công ty trên con dấu, thậm chí cả việc có dùng con dấu hay không… hoàn toàn do chủ doanh nghiệp tự quyết định.
Giá trị pháp lý của con dấu doanh nghiệp
Giống như các nước tiên tiến trên thế giới, Việt Nam bỏ con dấu doanh nghiệp. Tuy nhiên, Việt Nam phải mất một thời gian dài mới làm được điều này trên thực tế vì liên quan đến các quy định pháp luật khác.
Thực tế, những điểm bất lợi trong quá trình sử dụng con dấu của doanh nghiệp thì tương đối rõ.
Cụ thể, trong trường hợp giám đốc đi công tác xa thực hiện các hợp đồng, giao dịch với khách hàng, ngân hàng nếu không có con dấu không thể giao dịch được, vì vậy, lúc nào cũng phải “kè kè” mang theo con dấu của công ty và con dấu chữ ký đại diện của mình.
Song cũng thời điểm này, công ty sẽ không thể thực hiện các giao dịch, hoạt động vì không có con dấu tại trụ sở công ty. Đặc biệt, nhiều trường hợp con dấu mang đi có thể bị mất, công ty gần như sẽ phải ngừng hoạt động một thời gian.
Thậm chí có trường hợp làm giả con dấu khó kiểm soát, nếu không có con dấu mẫu để đối chiếu không thể biết được con dấu thật hay giả. Ngoài ra, trong quá trình điều hành công ty, trường hợp công ty có tranh chấp thì bên nào có con dấu bên đó sẽ có quyền quyết định nhiều hơn.
Nhiều vụ tranh chấp con dấu kéo dài ba năm khiến doanh nghiệp khốn khổ. Con dấu đã hạn chế nhiều khả năng kinh doanh của doanh nghiệp với những giao dịch không ở trụ sở chính. Vì vậy, nhiều giao dịch phải đến trụ sở gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp vì phải di chuyển con dấu từ chỗ nọ đến chỗ kia.
Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định có thể bỏ con dấu doanh nghiệp thay thế bằng chữ ký điện tử, công nhận chữ ký điện tử của doanh nghiệp, quy định scan chữ ký, đưa vào hợp đồng, giấy tờ.
Quy định này phù hợp với xu thế chung của thế giới và nhu cầu của doanh nghiệp, tuy nhiên, nhìn nhận vào thực tế hiện nay, có lẽ Việt Nam phải mất khá nhiều thời gian nữa mới có thể triển khai được do công nghệ thông tin trong lĩnh vực này chưa thực sự phổ biến, nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhỏ lẻ chưa thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin vào các giao dịch.
Với quy định này, chúng ta có thể hiểu rằng công ty không sử dụng con dấu trong các giao dịch, hợp đồng không làm ảnh hưởng tới giá trị của giao dịch mà công ty đã xác lập, thực hiện.
Công ty có thể sử dụng con dấu trong các giao dịch, hợp đồng nhưng việc không sử dụng con dấu cho giao dịch, hợp đồng cũng không làm ảnh hưởng tới giao dịch, hợp đồng đó. Trừ trường hợp “các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng con dấu” (căn cứ quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2020) và trong một số hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng…bắt buộc phải đóng dấu của hai bên.
Đối với công ty đã xác lập hợp đồng với khách hàng, đối tác mà đối tác, khách hàng không đóng dấu vào hợp đồng thì cũng không cần quá lo ngại về giá trị hợp đồng.
Giao dịch, hợp đồng đó vẫn có giá trị pháp lý cho dù không được đóng dấu của công ty. Khi hợp đồng được một cá nhân ký với con dấu của công ty thì thông tin này được hiểu rằng người ký đã ký với tư cách đại diện của doanh nghiệp (không ký với tư cách cá nhân người ký).
Các công ty cần lưu ý rằng, khi xác lập giao dịch, ký kết hợp đồng mà không có con dấu của công ty thì công ty bên còn lại cần kiểm tra kỹ về tư cách của người ký kết hợp đồng rằng người đó có đảm bảo tư cách là đại diện cho doanh nghiệp (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) hay không?
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi làm giả con dấu bị xử phạt như thế nào?
- Mẫu quyết định về việc sử dụng mẫu con dấu doanh nghiệp
- Pháp luật có cho phép hộ kinh doanh sử dụng con dấu không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Giá trị pháp lý của con dấu doanh nghiệp”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu; cách tra cứu thông tin quy hoạch, xin giấy phép bay flycam, hợp thức hóa lãnh sự tại việt nam, công ty tạm ngưng kinh doanh… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Có 2 loại con dấu chính là con dấu pháp lý do nhà nước quy định và con dấu không mang tính pháp lý dựa trên nhu cầu sử dụng. Trong đó, con dấu pháp lý do nhà nước quy định bao gồm con dấu của các cơ quan nhà nước và con dấu pháp nhân của các cơ quan, tổ chức khác
– Con dấu doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp, nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
– Con dấu là đại diện pháp lý của tổ chức đó, có giá trị xác nhận các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật công nhận. Chính vì lẽ đó mà con dấu pháp nhân phải được quản lý hết sức cẩn thận để tránh những rủi ro do bị thất lạc, giả mạo,…
– Con dấu doanh nghiệp dù là con dấu tròn hoặc con dấu vuông đều có giá trị pháp lý.