Trong cuộc sống, các tranh chấp là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là trong vấn đề đất đai. Thực tế cho thấy rằng, các vụ tranh chấp đất đai phát sinh ngày càng nhiều. Việc thuê luật sư để bảo vệ quyền lợi trong các vụ tranh chấp đất đai là điều không còn xa lạ đối với nhiều người. Khi đó, một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đó chính là về giá thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Vậy iá thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định như thế nào? Các nguyên tắc và căn cứ tính phí thuê Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai ra sao? Chi phí thuê luật sư tranh chấp đất đai gồm những khoản nào? Hình thức thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sau đây sẽ thực sự mang lại cho bạn những kiến thức pháp lý hữu ích và thú vị.
Căn cứ pháp lý
Tranh chấp đất đai là gì?
Căn cứ theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”.
Tranh chấp đất đai theo quy định trên có phạm vi rất rộng (tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai). Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ theo quy định trên sẽ rất khó trong việc áp dụng pháp luật, nhất là khi khởi kiện tranh chấp đất đai.
Như vậy, cần hiểu tranh chấp đất đai với phạm vi hẹp và cụ thể hơn, đó là tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất như tranh chấp về ranh giới do hành vi lấn, chiếm,…
Đặc điểm của tranh chấp đất đai
Theo đó tranh chấp đất đai có những đặc điểm sau
+ Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp;
+ Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất (được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất) hoặc người khác có quyền, nghĩa vụ liên quan đến thửa đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai;
Trường hợp tranh chấp không phát sinh giữa những chủ thể này với nhau liên quan đến thửa đất thì đó là quan hệ tranh chấp khác. Ví dụ: tranh chấp phát sinh giữa người sử dụng đất với Cơ quan có thẩm quyền trong việc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất thì đó là tranh chấp về khiếu kiện hành chính.
+ Nội dung của TCĐĐ rất đa dạng và phức tạp. Đất đai đã trở thành loại hàng hóa đặc biệt có giá trị kinh tế và giá trị của nó được biến động theo nền kinh tế thị trường, từ đó việc quản lý và sử dụng đất đai không chỉ đơn thuần là việc khai thác giá trị sử dụng mà bao gồm cả giá trị sinh lời của đất. Khi nội dung quản lý và sử dụng đất phong phú và phức tạp thì phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng xung quanh việc này cũng trở nên căng thẳng và trầm trọng hơn.
+ Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà Nước. Vì trước hết, khi xảy ra tranh chấp, một bên không thực hiện được những quyền của mình, do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
+ Đất đai có những mục đích sử dụng không giống nhau mà nhà làm luật gọi đó là mục đích sử dụng đất và loại đất.Như thế dẫn đến việc tranh chấp về đất đai sẽ bao gồm các bên khác nhau tham gia vào tranh chấp đó. Điều này dẫn đến một điều là tranh chấp đất đai cần phải nhanh chóng,tích cực chủ động giải quyết để bảo đảm quyền lợi của các bên, tránh tình trạng kéo dài, có tổ chức và đông người tham gia.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
– Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân: Điều 203, Luật đất đai 2013 quy định:
Tranh chấp về QSDĐ mà đương sự có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ được quy định tại điều 100, Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết. Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc các loại giấy tờ theo quy định thì đương sự có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của BLTTDS.
– Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND: Nếu các bên đương sự không có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc không có một trong các loại giấy tờ được quy định tại điều 100 Luật đất đai và đương sự lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp là nộp đơn yeue cầu giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3, điều 203 Luật đất đai.
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
Khi một trong các bên có giấy chứng nhận hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì do Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự dưới đây.
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:
– Đơn khởi kiện theo mẫu.
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100.
– Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
– Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
– Các giấy tờ chứng minh khác: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, ai khởi kiện vấn đề gì thì phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện đó.
Bước 2. Nộp đơn khởi kiện
– Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp.
– Hình thức nộp: Nộp bằng 1 trong 3 hình thức sau:
+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;
+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 3. Tòa thụ lý và giải quyết
– Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung.
– Nếu hồ sơ đủ:
+ Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.
+ Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa.
+ Sau đó tòa sẽ thụ lý.
Thủ tục chuẩn bị xét xử và xét xử
– Chuẩn bị xét xử: Thời hạn 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng (Tổng 06 tháng – Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự).
– Trong giai đoạn này Tòa sẽ tổ chức hòa giải tại Tòa, nếu các bên không hòa giải thành thì sẽ Tòa sẽ đưa vụ án tranh chấp ra xét xử sơ thẩm (nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ).
– Sau khi có bản án sơ thẩm các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án và phải có căn cứ.
Giá thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai
Vì tính chất, đặc điểm của mỗi vụ việc sẽ khác nhau. Nên giá thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai sẽ khác nhau.
Giá thuê luật sư tư vấn tranh chấp đất đai
Đối với các mâu thuẫn hay tranh chấp nhỏ chưa đến mức khởi kiện ra Tòa. Bạn có thể lựa chọn hình thức thương lượng hay đàm phán để giải quyết tranh chấp. Giá thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai trong các trường hợp này sẽ được tiết kiệm tối đa.
Giá thuê luật sư tư vấn tranh chấp đất đai là từ 2.000.000đ (Hai triệu đồng) trên một vụ việc
Giá và chi phí thuê luật sư khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai
Giá thuê luật sư khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai ở cấp sơ thẩm từ 30.000.000đ (Ba mươi triệu đồng). Mức giá này sẽ bao gồm chi phí của luật sư trong hoạt động tư vấn, thu thập chứng cứ, làm việc với cơ quan tổ chức liên quan, soạn thảo đơn từ, khởi kiện và tranh tụng tại Tòa án.
Giá thuê luật sư khởi kiện và tranh tụng vụ án tranh chấp đất đai ở cấp phúc thẩm là từ 20.000.000đ (Hai mươi triệu đồng).
Chi phí thuê Luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi trong tranh chấp đất đai
Chi phí thuê Luật sư bảo vệ quyền lợi trong toàn bộ quá trình tranh chấp đất đai sẽ bao gồm các khoản phí sau:
Phí nghiên cứu hồ sơ và tư vấn phương án giải quyết tranh chấp từ 2.000.000đ (Hai triệu đồng)
Phí thu thập chứng cứ (trong trường hợp thiếu sót tài liệu, giấy tờ liên quan đến vụ việc) từ 10.000.000đ (Mười triệu đồng)
Phí tham gia đàm phán & thương lượng trong vụ án tranh chấp đất đai từ 10.000.000đ (Mười triệu đồng)
Phí khởi kiện và tranh tụng tại Tòa trong vụ án tranh chấp đất đai từ 30.000.000đ (Ba mươi triệu đồng) trên một cấp xét xử
Giá thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế
Những vụ tranh chấp thừa kế nhà đất thường có tính chất phức tạp, do vậy việc không nắm rõ quy định sẽ dẫn đến việc không hiểu rõ quyền lợi của mình. Thế nên xu hướng nhờ đến luật sư tư vấn và khởi kiện tranh chấp thừa kế nhà đất rất phổ biến.
Với đặc thù là bất động sản gắn liền với các thành viên gia đình. Việc giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế sẽ có những đặc điểm riêng. Từ đó sẽ có những phương hướng giải quyết tranh chấp khác nhau. Chí phí để thuê luật sư khởi kiện tranh chấp thừa kế nhà đất cũng khác nhau cho từng trường hợp.
Các nguyên tắc và căn cứ tính phí thuê Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai
Chi phí và thù lao để thuê luật sư trong mỗi vụ án tranh chấp đất đai không giống nhau. Điều này xuất phát từ đặc điểm, tính chất của từng trường hợp. Sau đây là những tiêu chí và nguyên tắc để xác định chi phí thuê luật sư trong một vụ án tranh chấp đất đai:
- Chi phí thuê luật sư sẽ phụ thuộc vào mức độ phức tạp của vụ án tranh chấp đất đai
Xuất phát từ đặc điểm của mỗi vụ án, sẽ có những tình tiết và yêu cầu khác nhau. Do vậy, việc thu thập thông tin hồ sơ xây dựng chứng cứ có lợi cho khách hàng cũng khác biệt. Nên tiêu chí đầu tiên để xác định chi phí luật sư sẽ dựa trên độ phức tạp của vụ án.
- Phương thức tính thù lao của thuê luật sư sẽ phụ thuộc vào thời gian của luật sư bỏ ra để thực hiện công việc
Luật sư tư vấn và tố tụng là một loại hình dịch vụ pháp lý. Do vậy, nguyên tắc tính phí thuê luật sư sẽ dựa trên thời lượng, thời gian làm việc. Trong nhiều vụ án phức tạp, để đảm bảo tiến độ và hiệu quả giải quyết công việc yêu cầu sự tham gia của nhiều luật sư. Đây cũng là căn cứ để xác định mức giá thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai.
- Giá thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai dựa trên kinh nghiệm và năng lực của luật sư phụ trách
Việc thuê được luật sư có chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tiễn về giải quyết tranh chấp đất đai sẽ giúp khách hàng có lợi thế lớn trong hoạt động pháp lý. Vì thế, khi thuê luật sư giải quyết các án về tranh chấp đất đai bạn cần tìm hiểu rõ thông tin về Luật sư phụ trách và kinh nghiệm tham gia án thực tế về đất đai để chọn cho mình người bảo vệ phù hợp.
- Phương thức tính phí thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai dựa trên yêu cầu đặc biệt của khách hàng đối với kết quả công việc
Trong nhiều vụ án giải quyết tranh chấp đất đai, khách hàng sẽ có những mong muốn và yêu cầu khác nhau. Việc giải quyết tranh chấp về đất đai có thể qua nhiều hình thức như thương lượng, đàm phán hay khởi kiện tại Tòa. Điều này phụ thuộc vào yêu cầu và kết quả mà khách hàng mong muốn đạt được. Thế nên với mỗi yêu cầu, nội dung công việc mà luật sư sẽ phải đảm nhận cũng khác nhau.
Từ những căn cứ và nguyên tắc tính phí trên, khi làm việc với khách hàng luật sư sẽ kiểm tra thông tin hồ sơ. Sau đó trao đổi nội dung công việc và xác định yêu cầu, mong muốn của khách hàng. Để từ đó tìm ra cách giải quyết phù hợp, đưa ra chi phí hợp lý cho từng vụ án tranh chấp đất đai.
Chi phí thuê luật sư tranh chấp đất đai gồm những khoản nào?
Tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa luật sư và khách hàng mà giá thuê luật sư tranh chấp đất đai sẽ bao gồm các khoản phí khác nhau. Nhưng về cơ bản giá thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai sẽ bao gồm các mục sau:
- Phí dịch vụ tư vấn theo giờ (hoặc tư vấn theo vụ việc) của luật sư;
- Phí nguyên cứu hồ sơ, thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án tranh chấp đất đai;
- Chi phí tham gia thương lượng, đàm phán với phía tranh chấp;
- Chi phí luật sư tham gia hoạt động tố tụng tại tòa trong trường hợp thông qua đường khởi kiện;
- Chi phí đi lại, lưu trú cho luật sư trong quá trình xử lý vụ việc;
- Các khoản chi phí khác theo thỏa thuận như: Án phí, lệ phí Tòa án…
Hình thức thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai
Từ việc xác định căn cứ tính giá thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai đến nội dung cụ thể của hạng mục chi phí. Bạn có thể lựa chọn một trong các hình thức sau để thuê luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong những vụ tranh chấp:
- Thuê luật sư tư vấn tranh chấp đất đai theo giờ hoặc theo vụ việc;
- Thuê luật sư đại diện trong toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp;
- Chí tính thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tính theo phần trăm giá trị tài sản tranh chấp thành công.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đất quốc phòng
- Hợp đồng thuê đất viết tay có hiệu lực không?
- Có được xây nhà trên đất nuôi trồng thủy sản không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Giá thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về soạn thảo đơn kiện tranh chấp đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khi một sự việc diễn ra nhưng các bên không thể tự thương lượng giải quyết được thì các bạn có thể thuê luật sư để hỗ trợ, tư vấn đúng sai theo quy định của pháp luật. Từ đó, lựa chọn cho mình được quyết định đúng đắn, sáng suốt nhất.
Luật đất đai 2013 quy định rõ, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là dạng tranh chấp diễn ra phổ biến nhất.
Trong bất kỳ tranh chấp liên quan đến đai nào, bạn cũng có thể tìm đến và sử dụng các dịch vụ của Luật sư nều như bạn chưa tự tin về các quy định pháp luật, bạn thấy vụ việc có thể có bất lợi cho mình. Việc thuê luật sư sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho bạn và gia đình vì: Luật sư sẽ tư vấn, giải thích các vấn đề pháp lý liê quan, kiểm tra tình trạng của tài sản…để tránh hoặc hạn chế tối đa những rủi ro, thiệt hại không đáng có. Đặc biệt, đối với những vụ án tranh chấp mà giá trị tài sản lớn thì bạn nên thuê Luật sư càng sớm càng tốt để đảm bảo tối đa quyền cũng như lợi ích của bạn.
Trong các vụ án dân sự, cụ thể là trong vụ án về đất đai thì bạn có thể thuê luật sư thông qua các hình thư như: Luật sư tư vấn, Luật sư tranh tụng. Ngoài ra, còn có một hình thức nữa là Luật sư đại diện.
Luật sư đại diện theo uỷ quyền là luật sư thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng theo nội dung văn bản uỷ quyền. Vai trò của Luật sư theo uỷ quyền sẽ rất lớn nếu nội dung uỷ quyền rộng. Tuy nhiên, Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định rõ những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật:
Thứ nhất, nếu họ cùng là đượng sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;
Thứ hai, nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức, cơ quan. Để trở thành luật sư thì phải trải qua một quá trình học tập rất dài và kỳ thi quan trọng để lấy được chứng chỉ hành nghề Luật sư.
Luật sư có thể hoạt động với tư cách cá nhân hoặc tổ chức hành nghề Luật sư (công ty luật/văn phòng luật). Bạn có thể tìm và sử dụng dịch vụ Luật sư tại các hãng luật hoặc thuê luật sư hoạt động với tư cách cá nhân. Bạn cũng không bị giới hạn việc phải sử dụng dịch vụ của Luật sư trong tỉnh hay trong một phạm vi thành phố nhất định.