Thời gian gần đây, Công an tỉnh TT-Huế nhận được thông tin về việc; xuất hiện một số đối tượng giả danh cán bộ Cảnh sát PCCC và CNCH; có hành vi lừa đảo đóng học phí tập huấn nghiệp vụ và bán tài liệu; làm hồ sơ PCCC và CNCH trên địa bàn. Vậy, Giả mạo cảnh sát phòng cháy chữa cháy để lừa đảo có bị phạt tù không? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Dấu hiệu nhận biết giả mạo cảnh sát
Thông qua tình hình thực tế đã diễn ra; sau đây là một số dấu hiệu điển hình của cảnh sát giả mạo:
- Đối tượng giả danh cảnh sát sẽ có hành vi như; giả mạo cấp bậc hoặc giả mạo chức vụ, và việc này được thực hiện dưới mọi hình thức; như mặc trang phục của cảnh sát phòng cháy; đeo phù hiệu, hay những lời nói, viết tự xưng là cảnh sát,…
- Thủ đoạn phạm tội của các đối tượng giả mạo Cảnh sát chủ yếu là nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lừa tình hoặc nhằm trộm cắp,… Hình thức mà của các đối tượng cũng rất đa dạng như giả mạo cảnh sát giao thông; cảnh sát hình sự, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát phòng cháy…
- Hầu hết các đối tượng khi giải danh làm cảnh sát đều nhằm mục đích có được lòng tin; sự tin tưởng của người bị hại, việc này dễ dàng dựa trên lòng tin của người hại; để chiếm đoạt tài sản.
- Đối tượng giả mạo công an giao thông; thường nhằm vào những người có hành vi vi phạm Luật Giao thông; giả mạo công an hình sự thường nhằm vào các gia đình có người thân đang trong vòng lao lý; những người này có nhu cầu cần chạy án. Đối tượng giả danh này lợi dụng dựa trên sự thiếu cảnh giác, tâm lý lo sợ của người bị hại, muốn đút lót tiền để được giải quyết nhanh hơn nên chúng đã tiến hành vòi vĩnh tiền của những người này.
Giả mạo cảnh sát phòng cháy chữa cháy là hành vi bị nghiêm cấm
Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn; an ninh, trật tự xã hội. Là lực lượng trực tiếp thực hiện các biện pháp phòng cháy; chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ kịp thời khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn.
Bên cạnh đó, còn tiến hành kiểm tra; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; để duy trì trạng thái an toàn cho xã hội.
Với vai trò và trách nhiệm lớn lao đó thì để tham gia vào lực lượng này; cần phải trải qua sự tuyển chọn gắt gao. Vì vậy, với hành vi giả mạo cảnh sát phòng cháy là những hành vi bị nghiêm cấm. Ngoài việc giả mạo bị nghiêm cấm thì các hành vi giả danh những cán bộ nhà nước; chức vụ quyền hạn khác cũng bị nghiêm cấm vì có thể gây tổn hại đến danh dự; uy tín của cơ quan chức năng.
Giả mạo cảnh sát phòng cháy chữa cháy bị xử lý thế nào?
- Đối với hành vi giả mạo chức vụ, hay giả mạo cấp bậc mà thực hiện các hành vi trái pháp luật thì mới cấu thành tội giả mạo chức vụ, giả mạo cấp bậc. Có nghĩa là nếu hành vi giả mạo chức vụ, hay giả mạo cấp bậc chỉ nhằm mực đích để khoe khoang, ra oai, bắt tội phạm hay nhằm mục đích nào khác nhưng không phải để thực hiện các hành vi trái pháp luật thì hành vi này không cấu thành tội phạm.
- Tuy nhiên, nếu hành vi nếu trên nhằm mục đích thực hiện hành vi phạm tội như lừa đảo chiếm đoạt tài sản,…thì sẽ cấu thành thêm các tội phạm tương ứng đó:
Nếu các đối tượng xấu lợi dụng, giả danh công an để thực hiện những hành vi trái pháp luật, gây ra hậu quả về an ninh trật tự, làm hoen uế hình ảnh người công an nhân dân chân chính thì có thể bị quy vào Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác theo Điều 339 Bộ luật hình sự 2015:
Điều 339. Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác
“Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Nếu các đối tượng có hành vi giả danh công an nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị xử lý theo Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015. Hoặc bị xử lý vi phạm hành chính
Giả mạo cảnh sát phòng cháy chữa cháy để lừa đảo có bị phạt tù không?
Xử phạt hành chính
Người thực hiện hành vi giả mạo cảnh sát phòng cháy để chiến đoạt số tiền dưới 2.000.000 đồng (hai triệu đồng) thì tùy thuộc vào tính chất các hành vi đã thực hiện mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể là theo quy định tại điểm c khoản 1 hoặc điểm c khoản 2 Điều 15 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP; người vi phạm có thể bị phạt từ 1 đến 2 triệu hoặc từ 2 đến 5 triệu đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định:
“Người nào dùng những thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2tr đến dưới 50tr hoặc dưới 2tr đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp như đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, đã bị kết nhưng chưa được xóa án tích,…theo quy định tại khoản 1 Điều 174 thì bị người này sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc có thể người này sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Ngoài ra, nếu người phạm tội có yếu tố như tính chất chuyên nghiệp, có tổ chức, hay chiếm đoạt tài sản … thì bị xử lý theo mức độ hành vi.
Như vậy mức xử phạt sẽ từ cải tạo không giam giữ đến tù chung thân tùy thuộc vào mức độ vi phạm của người phạm tội. Khi đó, người phạm tội cần luật sư để có cách bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho mình.
Giả mạo cảnh sát phòng cháy chữa cháy ở Huế bị xử lý thế nào?
Thời gian gần đây, Công an tỉnh TT-Huế nhận được thông tin; về việc xuất hiện một số đối tượng giả danh cán bộ Cảnh sát PCCC và CNCH; có hành vi lừa đảo đóng học phí tập huấn nghiệp vụ và bán tài liệu; làm hồ sơ PCCC và CNCH trên địa bàn.
Các đối tượng gọi điện hoặc trực tiếp đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở tôn giáo và tự xưng là cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh, cán bộ Bộ Công an để thông báo kế hoạch kiểm tra, tập huấn nghiệp vụ PCCC.
Sau đó, chúng yêu cầu mua tài liệu, phương tiện PCCC bằng hình thức thanh toán tiền trực tiếp cho nhân viên bưu điện hoặc chuyển tiền vào tài khoản do chúng cung cấp, nêu không sẽ bị phạt, bị đình chỉ hoạt động của cơ sở.
Như vậy, tùy theo số tiền mà các đối tượng chiếm đoạt thì sẽ có mức hình phạt thích đáng cho các đối tượng này.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Làm giả giấy xác nhận để vượt chốt kiểm dịch có bị phạt tù không?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
- Giả danh công an chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Sở Công thương tổng hợp danh sách nhân viên giao hàng bằng xe mô tô hai bánh cho các siêu thị trên địa bàn Thành phố có nhu cầu hoạt động, các đơn vị bưu chính tổng hợp danh sách nhân viên giao nhận bưu kiện (bưu tá) thuộc quyền quản lý có nhu cầu hoạt động trên địa bàn thành phố: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại di động,. biển số xe, địa bàn hoạt động.
Đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; thì có thể bị xử phạt hành chính theo từng lĩnh vực cụ thể. Cụ thể Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền…”