Thưa luật sư; công ty chúng tôi muốn làm giấy phép đo đạc bản đồ. Thế nhưng mà chúng tôi vẫn chưa nắm rõ các quy định pháp luật về giấy phép đo đạc bản đồ như thế nào?. Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn về giấy phép đo đạc bản đồ là gì? Thủ tục và điều kiện ra sao? Thời hạn giấy phép đo đạc bản đồ là bao lâu theo quy định pháp luật hiện hành. Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Gia hạn giấy phép đo đạc bản đồ là bao lâu? Được quy định như thế nào? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.
Căn cứ pháp lý
Giấy phép đo đạc bản đồ là gì?
Theo quy định tại Điều 51 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 thì:
– Giấy phép đo đạc bản đồ được cấp cho tổ chức kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ thuộc Danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép theo quy định của Chính phủ.
– Mỗi tổ chức được cấp một giấy phép đo đạc và bản đồ cho một hoặc một số nội dung kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ thuộc Danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép.
– Giấy phép cấp cho nhà thầu nước ngoài phải thể hiện địa bàn hoạt động và có thời hạn theo thời gian thực hiện nội dung về đo đạc và bản đồ trong gói thầu.
Về giá trị hiệu lực của giấy phép:
– Giấy phép có giá trị trong phạm vi cả nước.
– Giấy phép có thời hạn ít nhất là 05 năm và được gia hạn.
Khái niệm đo đạc bản đồ là gì
Hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản
Hoạt động đo vẽ địa hình và bản đồ cơ bản là việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thành lập các sản phẩm đo đạc và bản đồ đáp ứng nhu cầu sử dụng chung cho các ngành và các địa phương, bao gồm:
- Thiết lập hệ quy chiếu quốc gia và hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia.
- Xây dựng và bảo trì hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia.
- Thành lập và hiện chỉnh hệ thống bản đồ địa hình quốc gia, bản đồ hành chính toàn quốc và cấp tỉnh, át-lát quốc gia.
- Xây dựng hệ thống không ảnh cơ bản.
- Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia.
- Xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác hạ tầng dữ liệu không gian địa lý.
- Đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia.
- Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính.
- Xây dựng hệ thống địa danh sử dụng trong đo đạc và bản đồ.
- Nghiên cứu khoa học trái đất bằng phương pháp đo đạc và bản đồ.
Hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành
Các hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ riêng cho yêu cầu quản lý của từng ngành hoặc từng địa phương, bao gồm:
- Thiết lập hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng;
- Xây dựng hệ thống không ảnh chuyên dụng;
- Thành lập hệ thống bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính, thành lập bản đồ hành chính cấp huyện;
- Thành lập bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề phục vụ mục đích chuyên dụng;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý chuyên dụng;
- Khảo sát địa chất, đo đạc phục vụ thiết kế, thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi.
Điều kiện cấp giấy phép đo đạc bản đồ
Điều 52 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 quy định về điều kiện cấp giấy phép đo đạc bản đồ như sau:
Điều kiện cấp giấy phép đo đạc bản đồ đối với tổ chức
Tổ chức muốn được cấp giấy phép đo đạc bản đồ phải đảm bảo điều kiện:
- Là doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng, nhiệm vụ hoạt động đo đạc và bản đồ;
- Người phụ trách kỹ thuật về đo đạc và bản đồ phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành về đo đạc và bản đồ; có thời gian hoạt động thực tế ít nhất là 05 năm phù hợp với ít nhất một nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ của tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoặc có chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng I quy định tại Điều 53 của Luật Đo đạc và bản đồ; không được đồng thời là người phụ trách kỹ thuật về đo đạc và bản đồ của tổ chức khác;
- Có số lượng nhân viên kỹ thuật được đào tạo về đo đạc và bản đồ đáp ứng yêu cầu thực hiện các nội dung đề nghị cấp giấy phép theo quy định của Chính phủ;
- Có phương tiện, thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với quy định trong định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc và bản đồ để thực hiện một sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc nội dung đề nghị cấp giấy phép.
Điều kiện cấp giấy phép đo đạc bản đồ đối với nhà thầu nước ngoài
Nhà thầu nước ngoài được cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư, trong đó có hoạt động đo đạc và bản đồ;
- Có lực lượng kỹ thuật, phương tiện, thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với hồ sơ dự thầu đã trúng thầu hoặc hồ sơ được chọn thầu.
Sau khi đã đảm bảo các điều kiện cấp giấy phép đo đạc bản đồ nêu trên, các tổ chức, nhà thầu có nhu cầu có thể tiến hành xin cấp giấy phép.
Điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính
Có lực lượng kỹ thuật đo đạc và bản đồ tối thiểu như sau:
- Một (01) kỹ thuật trưởng có trình độ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo về đo đạc và bản đồ, có thực tế hoạt động đo đạc và bản đồ ít nhất ba (03) năm, có hợp đồng lao động được đóng bảo hiểm từ một (01) năm trở lên, không được đồng thời là kỹ thuật viên trưởng cảu tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ khác;
- Bốn (04) nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên, chuyên ngành đào tạo về đo đạc và bản đồ.
Có thiết bị công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với định mức thiết bị quy định trong định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc và bản đồ để thực hiện một (01) sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc nội dung đề nghị cấp phép.
Thủ tục gia hạn giấy phép đo đạc bản đồ
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Đơn đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ;
- Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đã được cấp.
Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép nộp tại Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam trước khi giấy phép hết hạn ít nhất là ba mươi (30) ngày.
- Bước 2: Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ cho đầy đủ. Việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ chỉ thực hiện một (01) lần.
Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam hoàn thành việc gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ trong thời gian ba (03) ngày làm việc cho tổ chức có đủ điều kiện, trường hợp không đủ điều kiện gia hạn giấy phép thì trả lời bằng văn bản cho tổ chức biết lý do.
Cơ quan có thẩm quyền
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Cục đo đạc và bản đồ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Thời hạn giải quyết
Ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Gia hạn giấy phép đo đạc bản đồ”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép, cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra thông tin về giấy phép đã cấp, hoàn thành việc gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, trả giấy phép được gia hạn cho tổ chức, gửi tệp tin chứa bản chụp giấy phép được gia hạn cho cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các tổ chức do cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định khi cấp giấy phép
Bản đồ là hình vẽ biểu thị bề mặt trái đất, các thiên thể hoặc khoảng không vũ trụ trên mặt phẳng theo những quy tắc toán học xác định, được thu nhỏ theo quy ước và khái quát hoá để phản ánh sự phân bổ, trạng thái và những mối liên hệ của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, xã hội được chọn lọc và thể hiện bằng hệ thống ký hiệu và màu sắc.
Có thể coi bản đồ là mô hình ký hiệu tượng hình nhằm tái tạo thực tại (đúng hơn là một phần nào đó của thực tại). Bản đồ dùng phản ánh trực quan những tri thức đã tích luỹ được cũng như nhận biết những tri thức mới.
Bản đồ là mô hình không gian cho chúng ta biết hình dáng, độ lớn, vị trí tương hỗ của các đối tượng trong không gian (tọa độ, độ dài, diện tích, thể tích, độ cao, độ sâu…). Bản đồ mang nhiều thông tin đặc trưng về số lượng, chất lượng, cấu trúc và sự phân bố của các đối tượng, hiện tượng.
Chính vì vậy trong thực tế bản đồ có ý nghĩa đóng vai trò cực kỳ to lớn.
Bản đồ là người dẫn đường trên bộ, trên biển và trên không.
Bản đồ là tài liệu không thể thiếu trong quân sự (cung cấp các thông tin về địa hình để vạch ra kế hoạch tác chiến).
Trong công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải…bản đồ dùng để khảo sát, thiết kế, nhất là các bản đồ địa hình tỷ lệ lớn.
Trong nông nghiệp, bản đồ dùng để quy hoạch, quản lý đất đai, phân vùng quy hoạch đất, xây dựng thủy lợi.
Trong giáo dục đào tạo: bản đồ là giáo cụ trực quan, là cuốn “sách giáo khoa” thứ hai trong công tác giảng dạy và học tập các môn địa lý và lịch sử. Bản đồ còn là công cụ để tuyên truyền, quảng cáo nâng cao trình độ văn hoá chung của nhân dân.
Trong kinh tế – xã hội: Bản đồ là phương tiện không thể thiếu trong ngành Du lịch. Bản đồ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc quy hoạch định hướng phát triển kinh tế cho mỗi quốc gia, mỗi ngành kinh tế xã hội.