Đất đai hiện nay đã trở thành một trong những chủ đề nóng hổi được nhiều người quan tâm. Một trong số đó là vấn đề ranh giới đất đai. Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn chưa hiểu rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này dẫn đến việc áp dụng trên thực tế gặp nhiều khó khăn, chưa bảo vệ được quyền và lợi ích một cách thỏa đáng. Việc ký tên vào lộ giới là bắt buộc tất cả các hộ lân cận phải có mặt để xác định lộ giới của từng nhà, tức là các nhà có vị trí liền nhau hoặc có chung lối đi để xác định hiện trạng và ranh giới sử dụng của khu đất. Nếu hàng xóm không chịu ký giáp danh mà bạn giả mạo chữ ký của họ thig sẽ bị huỷ bỏ giấy tờ và không được chấp nhận. Bạn đọc có thể tham khảo thêm trong bài viết “Giả chữ ký giáp ranh bị xử phạt bao nhiêu tiền?” sau.
Ký giáp ranh đất là gì?
Ký giáp ranh đất là việc người sử dụng đất ký xác nhận ranh, mốc giới và ghi ý kiến của mình về ranh giới đất liền kề của họ. Việc ký giáp ranh đất của cá nhân, hộ gia đình giáp ranh với mảnh đất của người sử dụng đất thể hiện trong bản mô tả ranh giới đất khi xin cấp iấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm chứng minh đất không có tranh chấp giữa người xin cấp Giấy chứng nhận và chủ sở hữu của thửa đất liền kề.
Có bắt buộc ký giáp ranh khi xin cấp sổ đỏ lần đầu không?
Theo quy định của Luật Đất đai và theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính, hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu, việc ký giáp ranh của hộ gia đình, cá nhân giáp ranh không phải là trường hợp bắt buộc, cụ thể là trong các trường hợp dưới đây:
Trường hợp 1. Trường hợp người sử dụng đất có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013
Trường hợp người sử dụng đất có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai. Khi người xin cấp Giấy chứng nhận có các giấy tờ sau đây thì không cần phải xin ký xác nhận là giáp ranh và đất có tranh chấp hay không có tranh chấp:
Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính Phủ.
Do vậy, trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định và có các giấy tờ nêu trên thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì không cần phải nộp thêm giấy tờ nào. Do vậy việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu có thể không cần ký giáp ranh.
Trường hợp 2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân liền kề không ký giáp ranh.
Căn cứ theo Điểm 2.4 Khoản 2 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính và Khoản 2 Điều 8 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 01/2017/NĐ-CP, trường hợp người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong suốt thời gian đo đạc thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã được các bên liên quan còn lại và người dẫn đo đạc xác nhận. Khi đó, đơn vị đo đạc chuyển Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất đã lập cho Ủy ban nhân dân xã để xác nhận vắng mặt và thông báo trên loa truyền thanh của cấp xã, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã để người sử dụng đất liền kề đến ký xác nhận.
Sau 15 ngày kể từ ngày thông báo mà người sử dụng đất liền kề không có mặt và không có khiếu nại, tranh chấp liên quan đến ranh giới, mốc giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã lập. Trường hợp sau 10 ngày kể từ ngày nhận được Bản mô tả ranh giới, mốc ranh giới thửa đất mà người sử dụng đất liền kề không ký xác nhận, đồng thời không có văn bản thể hiện việc có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến ranh giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác nhận theo bản mô tả.
Do vậy, trường hợp nếu hộ gia đình, cá nhân xung quanh vắng mặt, không ký giáp ranh thì có thể chuyển Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất đã lập cho Ủy ban nhân dân xã để xác nhận vắng mặt và trong thời hạn như trên, nếu hộ gia đình, cá nhân xung quanh không có văn bản xác nhận đất đang có tranh chấp gửi cho Ủy ban nhân dân xã thì thửa đất được xác định là không có tranh chấp và có thể cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy, việc ký giáp ranh không phải là quy trình bắt buộc trong quá trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thủ tục ký giáp ranh đất để cấp sổ đỏ
Căn cứ Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định rõ thủ tục đề nghị đăng ký cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân. Gồm các bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Bước 4: Trả kết quả
UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như:
- Xác nhận hiện trạng sử dụng đất sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp, sự phù hợp với quy hoạch.
- Đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện công việc bên trên, UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính do người sử dụng đất nộp (nếu có).
- Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, tình trạng tranh chấp, xác nhận hiện trạng, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban và khu dân cư nơi có đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết ý kiến phản ánh về nội dung công khai và các hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
Giả chữ ký giáp ranh bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật giả mạo chữ ký người khác có thể bị xử lý hành chính, bao gồm hình phạt chính là phạt tiền (mức xử pht tiền phụ thuộc vào từng lĩnh vực mà người đó giả mạo chữ ký) và các hình phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có).
Giả mạo chữ ký trong hoạt động chứng thực
Được quy định trong Nghị định 110/2013/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP, hành vi giả mạo chữ ký trong hoạt động chứng thực là việc người nào có hành vi giả lại chữ ký của người thực hiện chứng thực. Khi có hành vi vi phạm pháp luật này, người thực hiện hành vi sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả là hủy bỏ các giấy tờ có chữ ký giả đó.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề pháp lý, đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh 2023
- Thời hạn trả kết quả cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Giả chữ ký giáp ranh bị xử phạt bao nhiêu tiền?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là download mẫu đơn xin ly hôn thuận tình, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp:
Khoản 11 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định những trường hợp từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, trong đó nêu rõ:
Khi nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng Thừa phát lại yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là đối tượng phải thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự hoặc văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án; khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất;
Như vậy, không có quy định từ chối tiếp nhận hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận vì lý do hàng xóm không ký giáp ranh.
Vẫn nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo quy định: Như đã viện dẫn căn cứ pháp lý và phân tích ở trên thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được từ chối hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận của người đang sử dụng đất nếu không thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 11 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT.
Đề nghị cơ quan cấp Giấy chứng nhận trả lời bằng văn bản về việc từ chối thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận vì lý do hàng xóm không chịu ký giáp ranh.
Theo thủ tục cấp Giấy chứng nhận thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sẽ niêm yết công khai hiện trạng thửa đất, tình trạng tranh chấp,… tại trụ sở Ủy ban và khu dân cư nơi có đất trong thời hạn 15 ngày và xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh (nếu có).
Theo quy định trên thì có thể thấy điều kiện được cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp không hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến của người sử dụng đất liền kề.
Tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai nếu hàng xóm không chịu ký giáp ranh và có đơn tranh chấp. Khi giải quyết hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận nếu có đơn tranh chấp thì sẽ tạm dừng thực hiện thủ tục và cơ quan nhà nước sẽ hướng dẫn các bên thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định.