Có nhiều hộ gia đình sở hữu những mảnh đất rừng sản xuất đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình. Tuy nhiên còn một số trường hợp đất rừng sản xuất sẽ bị thu hồi do những lí do phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh hay vì phát triển kinh tế – xã hội cho lợi ích quốc gia, công cộng. Khi bị thu hồi đất rừng sản xuất, một vấn đề mà người sử dụng đất quan tâm đó là giá đất rừng sản xuất hiện nay là bao nhiêu? Giá đất rừng sản xuất đã được pháp luật quy định cụ thể. Vậy, Giá 1 ha đất rừng sản xuất là bao nhiêu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013
- Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT
- Nghị định 96/2019/NĐ-CP
Đất rừng sản xuất là gì?
Theo điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định đất rừng sản xuất là một trong các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Loại đất rừng này được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
Theo đó, đất rừng sản xuất được phân loại như sau:
– Rừng sản xuất là rừng tự nhiên: Gồm có rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
– Rừng sản xuất là rừng trồng: Gồm rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư.
Cơ quan có thẩm quyền ban hành khung giá rừng?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
“Điều 13. Nguyên tắc và thẩm quyền ban hành khung giá rừng
1. Khung giá rừng được xác định bằng phương pháp định giá chung đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất thuộc sở hữu toàn dân theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Căn cứ quy định của pháp luật về quản lý rừng, định giá rừng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành khung giá cho từng loại rừng trên phạm vi của tỉnh và kịp thời điều chỉnh khung giá rừng khi các yếu tố hình thành giá rừng thay đổi.
3. Khung giá rừng được xem xét điều chỉnh trong trường hợp có biến động tăng hoặc giảm trên 20% so với giá quy định hiện hành liên tục trong thời gian sáu (06) tháng trở lên.“
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành khung giá rừng.
Bên cạnh đó, khung giá đất rừng được xác định bằng phương pháp định giá chung đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất thuộc sở hữu toàn dân và được xem xét điều chỉnh trong trường hợp có biến động tăng hoặc giảm trên 20% so với giá quy định hiện hành liên tục trong thời gian sáu (06) tháng trở lên.
Cách xác định khung giá rừng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định về cách xác định khung giá rừng như sau:
– Khung giá rừng quy định giá tối thiểu và giá tối đa cho các loại rừng, làm căn cứ xây dựng bảng giá các loại rừng trên từng địa bàn cụ thể.
– Giá tối thiểu và giá tối đa đối với rừng tự nhiên được xác định như sau:
+ Giá tối thiểu đối với rừng tự nhiên được xác định dựa trên giá cây đứng và giá quyền sử dụng rừng tối thiểu. Giá cây đứng tối thiểu được xác định dựa trên giá bán gỗ tròn tối thiểu của các nhóm gỗ do Nhà nước quy định trong tính thuế tài nguyên. Giá quyền sử dụng rừng tối thiểu được tính dựa trên thu nhập tối thiểu thu được từ khu rừng;
+ Giá tối đa đối với rừng tự nhiên được xác định dựa trên giá cây đứng và giá quyền sử dụng rừng tối đa. Giá cây đứng tối đa được xác định dựa trên giá bán gỗ tròn tối đa của các nhóm gỗ do Nhà nước quy định trong tính thuế tài nguyên (hoặc theo thị trường trong trường hợp cụ thể). Giá quyền sử dụng rừng tối đa được tính dựa trên thu nhập tối đa thu được từ khu rừng.
– Giá tối thiểu và giá tối đa đối với rừng trồng được xác định như sau:
+ Giá tối thiểu đối với rừng trồng được xác định dựa trên tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng tối đa và thu nhập dự kiến tối thiểu từ khu rừng;
+ Giá tối đa đối với rừng trồng được xác định dựa trên tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng tối thiểu và thu nhập dự kiến tối đa từ khu rừng.
Theo đó, khung giá đất rừng quy định giá tối thiểu và giá tối đa cho các loại rừng, làm căn cứ xây dựng bảng giá các loại rừng trên từng địa bàn cụ thể.
Giá 1 ha đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
Hiện nay, khung giá đất rừng sản xuất được quy định tại Nghị định 96/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Vùng kinh tế/Loại xã | Xã đồng bằng | Xã trung du | Xã miền núi | |||
Gá tối thiểu | Giá tối đa | Gá tối thiểu | Giá tối đa | Gá tối thiểu | Giá tối đa | |
1. Vùng trung du và miền núi phía Bắc | 7,0 | 33,0 | 4,0 | 45,0 | 2,0 | 25,0 |
2. Vùng đồng bằng sông Hồng | 12,0 | 82,0 | 11,0 | 75,0 | 9,0 | 60,0 |
3. Vùng Bắc Trung bộ | 3,0 | 30,0 | 2,0 | 20,0 | 1,5 | 18,0 |
4. Vùng duyên hải Nam Trung bộ | 4,0 | 60,0 | 3,0 | 45,0 | 1,0 | 40,0 |
5. Vùng Tây Nguyên | 1,5 | 50,0 | ||||
6. Vùng Đông Nam bộ | 9,0 | 190,0 | 12,0 | 110,0 | 8,0 | 150,0 |
7. Vùng đồng bằng sông Cửu Long | 8,0 | 142,0 |
Cách xác định giá đền bù đất rừng sản xuất
Tiền đền bù đất rừng sản xuất khi bị nhà nước thu hồi được xác định theo công thức dưới đây:
Tổng số tiền đền bù đất rừng sản xuất = Tổng diện tích đất rừng sản xuất do Nhà nước thu hồi (m2) x Đơn giá đền bù đất rừng sản xuất (VNĐ/m2)
Trong đó: Đơn giá đền bù đất rừng sản xuất = Giá đất theo khung giá đất x Hệ số điều chỉnh giá đất
Cụ thể;
– Khung giá đất do UBND cấp tỉnh hoặc tương đương ban hành trong thời hạn 05 năm, hết 05 năm sẽ tiếp tục cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Do vậy, để biết mảnh đất đang được áp dụng khung giá nào cần xác định chính xác vị trí và tra trong bảng giá đã được ban hành và đang có hiệu lực tại thời điểm bền bù.
– Hệ số điều chỉnh giá đất được UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm có quyết định thu hồi đất chính thức từ cơ quan có thẩm quyền. Hệ số đất của các mảnh đất có thể khác nhau vì hệ số này không được sử dụng cố định theo năm hay giai đoạn.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Giá 1 ha đất rừng sản xuất là bao nhiêu năm 2023?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định về trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc định giá rừng, khung giá rừng như sau:
– Tham mưu cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện Thông tư này và ban hành khung giá rừng tại địa phương.
– Tổ chức kiểm tra, xử lý những vấn đề liên quan đến định giá rừng, ban hành khung giá rừng thuộc thẩm quyền.
– Báo cáo tình hình xây dựng khung giá rừng, định giá rừng tại địa phương.
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT quy định về trình tự định giá rừng trồng như sau:
Bước 1: Khảo sát, thu thập, tổng hợp thông tin về hiện trạng rừng, công trình, kết cấu hạ tầng gắn liền với mục đích bảo vệ, phát triển rừng tại thời điểm định giá.
Bước 2: Thu thập, tổng hợp số liệu về chi phí hợp lý đã đầu tư tạo rừng tính từ thời điểm đầu tư đến thời điểm định giá.
Bước 3: Xác định nguồn thu nhập dự kiến của rừng trồng tại thời điểm định giá.
Bước 4: Xác định mức lãi suất bình quân tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 01 năm tại ngân hàng thương mại trên địa bàn ở thời điểm định giá.
Bước 5: Xác định các khoản lãi suất tương ứng với lãi tiền gửi ngân hàng đối với khoản chi phí đầu tư trong thời gian từ thời điểm đầu tư đến thời điểm định giá.
Bước 6: Xác định giá rừng trồng trên cơ sở các thông tin được thu thập, tổng hợp và phân tích theo trình tự định giá.
Như vậy, việc định giá rừng được thực hiện theo trình tự 6 bước như trên.