Chào luật sư, hôm nay tôi có đọc được một vụ việc ở trên mạng xã hội về tình trạng ghép đôi ở phố đi bộ ở Vinh giữa một bé trai và một bé gái. Tôi thấy độ tuổi của hai em còn khá nhỏ không phù hợp với những nội dung như vậy. Luật sư cho tôi hỏi hành vi Ghép đôi trẻ em ở phố đi bộ có bị xử phạt không? Nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Cụ thể vụ việc như sau:
Hiện nay trên mạng xã hội Facebook tỏ ra bức xúc trước đoạn clip dài gần 2 phút ghi lại cảnh ghép đôi giữa một bé trai và một bé gái trên phố đi bộ tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Nội dung clip cho thấy một nhóm nam thanh niên tổ chức ghép đôi đã mời một bé trai và một bé gái tham gia. Lúc đầu, nam MC yêu cầu 2 cháu bé biểu diễn một số đoạn nhảy sau đó yêu cầu hai bé… hôn nhau.
Clip sau khi được đăng tải đã gây phẫn nộ, bức xúc. Đa số ý kiến cho rằng hoạt động ghép đôi với trẻ em là phản cảm, không phù hợp. Một số người còn lo ngại việc này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và tương lai của trẻ. Được biết, nhóm ghép đôi này là tự phát, không thuộc 3 nhóm thực hiện chương trình ghép đôi đã đăng ký hoạt động với Phòng Văn hóa – Thông tin thành phố.
Ngay sau khi phát hiện sự việc, UBND TP. Vinh đã giao công an tìm ra đối tượng tự đứng ra tổ chức ghép đôi có trẻ em để làm việc và yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường tuần tra, kiểm tra để sớm phát hiện, ngăn chặn các hoạt động tương tự
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em
Tại khoản 1 Điều 4 Luật Trẻ em quy định như sau: “ Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Tại khoản 5 Điều 6 Luật Trẻ em quy định nghiêm cấm hành vi: “ Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác”.
Ghép đôi trẻ em ở phố đi bộ có dấu hiệu vi phạm pháp luật
Có thể thấy hành vi ghép đôi hai em nhỏ với nhau như vậy ở phố đi bộ là rất phản cảm, đơn vị tổ chức đáng bị lên án. Hành vi này không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục và còn có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Hành vi này có thể tạo ra những suy nghĩ và hành động sai trái, khiến cho các em nhỏ có nhận thức lệch lạc về vấn đề tình yêu, tình dục và dễ trở thành nạn nhân của các vụ việc xâm hại, bị lợi dụng về tình dục. Bởi ở lứa tuổi các em ấy đang là lứa tuổi tò mò và hay bắt chước. Chưa phân biệt được đâu là những hành động nên làm và không nên làm.
Trong trường hợp này, cơ quan có trách nhiệm bảo vệ trẻ em cần lên tiếng, chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền cần vào cuộc để xác minh làm rõ sự việc, xác định tính chính xác của thông tin sự việc. Đồng thời, cần làm rõ ý kiến, quan điểm của hai em, cha mẹ các em, đơn vị tổ chức chương trình và đơn vị quản lý phố đi bộ để đánh giá tác động đến xã hội, đối với các em.
Trường hợp sự việc diễn ra là do các em bị dụ dỗ, lôi kéo, không được sự đồng ý của các phụ huynh thì có thể bị xử lý về hành vi Vi phạm chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục, vi phạm quyền tự do thân thể, tự do hình ảnh của các cháu nhỏ và nếu sử dụng hình ảnh của các cháu vào mục đích khiêu dâm thì có thể bị xử phạt hành chính và nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Ban quản lý phố đi bộ TP Vinh đã lập biên bản, nhắc nhở hành vi ghép đôi này đã đúng pháp luật chưa?
Tại đây, tôi sẽ không nói là ban quản lý xử phạt như vậy là đúng hay sai, mà chiếu theo quy định của pháp luật Nghị định 130/2021 tại mục xử phạt hành chính về lĩnh vực trẻ em thực sự rất khó để xác định hành vi của người tổ chức ghép đôi cho các em nhỏ này sẽ thuộc mức xử phạt nào. Do đó, việc quy định hành vi cấm tại Luật bảo vệ trẻ em đã có, song hành vi xử phạt, chế tài nhằm răn đe bảo vệ tối đa quyền và lợi ích cho trẻ em thì chưa thực sự cụ thể mà chỉ ở mức chung chung.
Điều này có thể dẫn tới hệ lụy những người sau vẫn cứ theo gót để thực hiện những hành vi tương tự, đồng thời còn có thể khiến các trẻ em nhận thức lệch lạc về vấn đề giới tính và tình dục. Việc xảy ra những vấn đề quan hệ tình dục sớm ở trẻ có lẽ lại là vấn đề đáng báo động hiện nay tại Việt Nam nữa. Do đó, là những người đứng xem, chứng kiến là bậc làm cha làm mẹ, bản thân chúng ta cần có những sự thức tỉnh, can thiệp kịp thời đối với hành vi đáng lên án như vậy.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Ghép đôi trẻ em ở phố đi bộ có bị xử phạt không?” ; Hy vọng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016 quy định các hành vi bị nghiêm cấm; trong đó có hành vi:
Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên; và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.
Mặt khác, theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP; quy định về các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng thì:
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng; và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng; phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.
Việc chia sẻ, đăng tải các nội dung xấu; độc hại lên mạng xã hội có thể bị phạt hành chính. Hành vi đăng tải video nội dung xấu, độc hại lên mạng xã hội có thể bị phạt hành chính từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, người thực hiện vi phạm còn buộc phải gỡ bỏ thông tin.
Hành vi lăng mạ, làm nhục người khác trên mạng xã hội thì tuỳ theo mức độ và tính chất của hành vi sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, cá nhân có thể bị xử phạt số tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Trong trường hợp nếu như hành vi lăng mạ, xúc phạm đó gây những hậu quả nghiêm trọng thì hành vi đó có thể sẽ bị cứu trách nhiệm hình sự về tội “Làm nhục người khác” theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).