Nghiên cứu các vụ án vi phạm về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí bị khởi tố gần đây. Cho thấy mức độ liều lĩnh, bất chấp pháp luật, tha hóa quyền lực của nhiều quan chức biến chất. Đó đều là những quan chức có thẩm quyền quyết định trong việc đấu thầu, mua bán, chuyển nhượng,… Chúng cấu kết, bắt tay nhau thành nhóm, “phối hợp” công – tư, tạo thành những liên minh quan chức bảo kê cho các doanh nghiệp sân sau “ xà xẻo” đất công, “ rút ruột” ngân sách … gây thất thoát hàng nghìn tỉ đồng. Gây thất thoát lãng phí tài sản Nhà nước có bị xử phạt không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí
Gây thất thoát lãng phí tài sản Nhà nước có bị xử phạt không? Đây là tội danh mới được bổ sung vào Bộ luật hình sự 2015.
Tội này được hiểu là hành vi của người được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát, lãng phí.
Dấu hiệu pháp lý của tội phạm
Khách thể của tội phạm
Đây là tội xâm phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước; đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp.
Đối tượng bị xâm hại của tội phạm này là tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất; quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc; cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Như: máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác do pháp luật quy định.
Đối tượng: Tài sản Nhà nước
Mặt khách quan của tội phạm
Tội này được thực hiện bằng hành vi vi phạm chế đề quản lý, sử dụng tài sản của người được giao quản, sử dụng tài sản nhà nước như:
– Sử dụng tài sản nhà nước không đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và không hiệu quả, lãng phí;
– Không thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ tài sản nhà nước theo quy định;
– Không báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được giao theo quy định của pháp luật.
Hành vi : tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí
Hậu quả: Gây thiệt hại tài sản
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này chỉ có thể là những người được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Thường là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Mặt chủ quan của tội phạm
Tội vi phạm này được thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp của chủ thể. Khi biết được rằng hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã hội; thất toát ngân sách của Nhà nước nhưng vẫn có chủ đích thực hiện hành vi phạm tội.
Hình phạt
Tội Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí quy định 3 khung hình phạt:
-Người phạm tội theo quy định tại khoản 1 thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
-Người phạm tội theo quy định tại khoản 2 thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm. Áp dụng đối với một trong các trường hợp sau:
+ Vì vụ lợi;
+ Có tổ chức;
+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
+ Gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
-Người phạm tội theo quy định tại khoản3 thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. Áp dụng đối với trường hợp gây thất thoát, lãng phí 1.000.000.000 đồng trở lên,
Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Thất thoát là việc mất mát hoặc thiệt hại về một phần ngân sách Nhà nước.
Lãng phí là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản không hiệu quả.
Thất thoát và lãng phí đang là hai “căn bệnh” vô cùng nghiêm trọng trong bộ máy nhà nước hiện nay.