Hiện trường có vai trò vô cùng quan trong với bất kỳ vụ việc tai nạn giao thông nào vì đây là nơi xảy ra tai nạn. Căn cứ vào hiện trường, cơ quan có thẩm quyền có thể xác định được chủ thể có lỗi gây ra tai nạn giao thông từ đó có thể xác định ai phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này. Do đó giữ nguyên và bảo vệ hiện trường là trách nhiệm của tất cả mọi người không chỉ riêng gì cơ quan nhà nước. Trong đó nhiều người gây tai nạn xong bỏ trốn hoặc phá hoại hiện trường gây tai nạn dẫn đến khó khăn cho cơ quan điều tra khi xác định người vi hạm. Vậy với hành vi gây tai nạn không giữ nguyên hiện trường bị xử lý như thế nào? Trách nhiệm của các chủ thể liên quan tới tai nạn ra sao? Người có mặt tại hiện trường có nghĩa vụ gì? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Gây tai nạn không giữ nguyên hiện trường bị xử lý như thế nào?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Người gây tai nạn giao thông có trách nhiệm gì tại hiện trường gây tai nạn?
Căn cứ theo khoản 17 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là hành vi đã bị pháp luật nghiêm cấm.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp người gây tai nạn sợ rằng nếu ở lại hiện trường thì có thể bị người thân của nạn nhân hoặc của người tham gia giao thông khác hành hung, tấn công, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe. Do đó, theo khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về vấn đề này cụ thể như sau:
“Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.
1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.”
Theo đó, pháp luật giao thông quy định người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, đồng thời phải giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn.
Tuy nhiên, trong những trường hợp sau đây thì cho phép những người này được rời khỏi hiện trường nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất:
– Người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu;
– Phải đưa người bị nạn đi cấp cứu nên phải rời hiện trường;
– Vì lý do bị đe dọa đến tính mạng.
Như vậy, nếu vì lý do bị đe dọa đến tính mạng thì người gây tại nạn có thể rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn nhưng phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yếu cầu.
Gây tai nạn không giữ nguyên hiện trường bị xử lý như thế nào?
Giữ nguyên hiện trường là trách nhiệm của những người liên quan đến vụ tai nạn trong đó có người gây tai nạn. Do đó nếu không giữ nguyên hiện trường thì hành vi này của người gây tai nạn là hành vi vi phạm pháp luật.
Tuỳ thuộc vào phương tiện mà người gây tai nạn giao thông sử dụng mà người này sẽ bị xử phạt với các mức tương ứng theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-Cp được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Đối với ô tô
Theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, trong đó:
“2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này;
8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;”
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
- Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
- Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng.
Đối với xe máy
Theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, trong đó:
“3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 8 Điều này;
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;”
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
- Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
- Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
Đối với xe kéo, xe máy chuyên dùng
Theo Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Cụ thể:
“3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;
8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.”
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
- Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c, điểm g khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;
- Thực hiện hành vi quy định tại khoản 8 Điều này thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 05 tháng đến 07 tháng;
Đối với xe đạp, xe đạp máy
Theo Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, trong đó:
“4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;”
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.
Những người có mặt tại hiện trường khi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm gì không?
Tại khoản 2 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông cụ thể như sau:
“Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.
2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ hiện trường;
b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
c) Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn;
đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
Theo đó, không chỉ những người điều khiển phương tiện gây tai nạn, nạn nhân và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn thì có mới trách nhiệm khi xảy ra tai nạn mà kể cả những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn thì cũng phải có những trách nhiệm như trên.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Gây tai nạn không giữ nguyên hiện trường xử lý thế nào?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép flycam hoặc để dược tư vấn về các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 3 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông cụ thể như sau:
“3. Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.”
Theo đó người điều khiển xe đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Tuy nhiên đối với các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện việc này.
Trường hợp người có phương tiện trực tiếp đi qua chứng kiến người bị nạn có khả năng cứu giúp đưa người bị nạn đi viện mà không đưa họ đi dẫn đến họ chết thì còn có thể bị truy cứu về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Người có lỗi sẽ gây tai nạn giao thông phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sĩ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm: Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Ngoài ra nếu tài sản bị hư hỏng thì người này còn phải bồi thường thiệt hại về tài sản.
Căn cứ vào Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định cụ thể như sau:
Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
-Làm chết người;
-Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
-Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
-Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Theo đó khi gây chết người, gây thương tích cho nạn nhân theo tỉ lệ thương tổn như trên trở lên; hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên người gây tai nạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.