Một độc giả có gửi câu hỏi về Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X; với nội dung:” Vào hồi 10h ngày 20/10, anh tôi đang điều khiển tàu; thì bị người khác điều khiển tàu đi ngược chiều đâm vào; làm anh chị gái tôi bị chấn thương, rơi xuống sông. Xin hỏi là người gây tai nạn sẽ bị xử lý như thế nào? Và chị tôi sẽ được hưởng bồi thường thiệt hại sức khỏe , tinh thần như thế nào? Gây tai nạn giao thông đường thủy có bị phạt tù theo quy định pháp luật?”. Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Bộ luật dân sự 2015
Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi năm 2014
Nội dung tư vấn
Nguyên tắc tránh khi tham gia giao thông đường thủy
Theo Điều 39, Luật Giao thông đường thủy nội địa; khi hai phương tiện giao thông đường thủy đi đối hướng nhau; và có nguy cơ va chạm thì người điều khiển phương tiện; phải tránh và nhường đường theo các nguyên tắc sau:
– Phương tiện đi ngược nước phải tránh và nhường đường cho phương tiện đi xuôi nước. Trường hợp nước đứng, phương tiện nào; phát tín hiệu xin đường trước thì phương tiện kia phải tránh và nhường đường;
– Phương tiện thô sơ phải tránh và nhường đường cho phương tiện có động cơ; phương tiện có động cơ công suất nhỏ hơn phải tránh và nhường đường cho phương tiện có động cơ công suất lớn hơn; phương tiện đi một mình phải tránh và nhường đường cho đoàn lai;
– Mọi phương tiện phải tránh bè và tránh phương tiện có tín hiệu mất chủ động; phương tiện bị nạn, phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng.
Khi tránh nhau, phương tiện được nhường đường phải chủ động phát tín hiệu; điều động theo quy định và đi về phía luồng đã báo, phương tiện kia phải tránh và nhường đường.
Gây tai nạn giao thông đường thủy là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông
Căn cứ vào Điều 272 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy như sau:
“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường thủy mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thủy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây…”
Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thủy được hiểu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về an toàn giao thông đường thủy, tức là vi phạm quy định về tín hiệu của phương tiện; vi phạm quy định về hoạt động của phương tiện trong phạm vi cảng, bến thủy nội địa; vi phạm quy định về vận chuyển hành khách; vi phạm quy định về xếp, dỡ hàng hóa trên phương tiện; vi phạm chở quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện; vi phạm quy định về vận tải hàng hóa nguy hiểm; vi phạm quy định về hoa tiêu), gây thiệt hại cho người khác.
Như vậy, người phạm tội theo Điều 272 BLHS 2015; sửa đổi bổ sung 2017 là người trực tiếp điều khiển phương tiện (tàu, thuyền có động cơ; bè mảng; các cấu trúc nổi được sử dụng vào mục đích giao thông; vận tải hoặc kinh doanh dịch vụ trên đường thủy nội địa…), có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thủy; gây thiệt hại cho người khác và thuộc một trong các trường hợp được liệt kê tại Điều 272.
Gây tai nạn giao thông đường thủy có bị phạt tù theo quy định pháp luật?
Để biết người gây tai nạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không còn phải căn cứ vào mức độ thương tật của người bị hại, nếu tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì bị truy cứu về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy theo khoản 1 Điều 272 Bộ luật hình sự.
“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường thủy mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thủy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.“
Như vậy, người phạm tội có thể bị xử phạt tù theo quy định pháp luật. Đối với tội danh này, người phạm tội có thể chịu mức phạt tù lên tới 15 năm tù. Khi đó, người phạm tội cần luật sư để có cách bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho mình.
Bồi thường khi gây tai nạn giao thông đường thủy
Căn cứ Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015, các khoản bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
- Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Mức Bồi thường thiệt hại (Khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015): Do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Người gây tai nạn giao thông đường thủy nội địa không có mặt đúng thời gian triệu tập bị phạt bao nhiêu?
Mức xử phạt hành chính trường hợp người gây tai nạn giao thông đường thủy nội địa không có mặt đúng thời gian triệu tập được quy định cụ thể tại Điểm a Khoản 2 Điều 19 Nghị định 132/2015/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, theo đó:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian triệu tập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “ Gây tai nạn giao thông đường thủy có bị phạt tù theo quy định pháp luật? ” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Luật GTĐB 2008 và trong Luật xử lý vi phạm hành chính quy định rõ các lực lượng được phép xử lý vi phạm trật tự ATGT.
Theo đó, quy định rõ từng nhóm hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, cũng như thẩm quyền được xử lý vi phạm của các lực lượng CSGT, Cảnh sát quản lý hành chính, Cảnh sát trật tự, Công an phường.Ngoài các lực lượng trên, pháp luật hiện hành không có quy định nào cho phép lực lượng dân phòng được dừng phương tiện khi đang lưu thông trên đường bộ.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi xếp hàng hóa che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện hoặc cản trở hoạt động của hệ thống lái, neo và các trang thiết bị an toàn khác của phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa.