Thừa kế di sản đôi khi là nguyên nhân gây tranh chấp dễ thấy nhất. Bởi phần di sản thừa kế của mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào di chúc. Ép người khác từ chối nhận di sản thừa kế là hành vi trái pháp luật; có thể bị xử lý tùy vào tính chất, mức độ của hành vi. Vậy ép người khác từ chối nhận di sản thừa kế bị xử lý như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Luật sư X chúng tôi.
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
- Bộ luật dân sự 2015
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP được ban hành ngày 31/12/2021
Di sản thừa kế là gì?
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015:
Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã mất cho người còn sống; tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
Đồng thời; theo quy định tại Điều 609 về quyền thừa kế; cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Quyền từ chối nhận di sản thừa kế
Theo Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015; quy định về quyền từ chối nhận di sản thừa kế của người thừa kế như sau:
Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Như vậy, khi không muốn nhận di sản thừa kế, người thừa kế hoàn toàn có quyền từ chối. Tuy nhiên, mục đích từ chối không phải là để trốn tránh nghĩa vụ tài sản của mình với người khác.
Đặc biệt lưu ý, thời điểm từ chối nhận di sản thừa kế phải là trước khi phân chia di sản. Việc từ chối này phải được lập thành văn bản, gửi đến những người liên quan gồm: Người quản lý di sản, các đồng thừa kế khác, người phân chia di sản thừa kế.
Như vậy, có thể thấy, nếu việc từ chối nhận di sản không phải để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản với người khác thì quyền từ chối di sản là quyền của người thừa kế mà không ai có thể ép buộc hay ngăn cản.
Trình tự, thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế
Về trình tự, thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế; người thừa kế có nguyện vọng từ chối nhận di sản thừa kế thực theo trình tự dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế
Người từ chối nhận di sản thừa kế chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
– Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế có cam kết việc từ chối nhận di sản thừa kế không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản (dự thảo).
– Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân (bản sao có chứng thực).
– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực).
– Di chúc (bản sao có chứng thực) trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế trong trường hợp thừa kế theo pháp luật.
– Giấy chứng tử của người để lại di sản (bản sao chứng thực).
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng (bản sao có chứng thực) hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản (bản sao có chứng thực).
Bước 2: Người từ chối nhận di sản tiến hành chứng thực văn bản ở UBND cấp xã.
– Công chứng viên kiểm tra hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế.
– Người từ chối nhận di sản thực hiện ký lên văn bản từ chối di sản thừa kế trước mặt công chứng viên, trường hợp văn bản có 02 trang thì phải ký đầy đủ cả 02 trang.
– Trường hợp người từ chối nhận di sản không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng.
– Cán bộ chứng thực thực hiện chứng thực cho văn bản từ chối nhận di sản.
Trường hợp công chứng viên kiểm tra và nhận thấy hồ sơ bị thiếu thì yêu cầu người từ chối nhận di sản bổ sung hoặc hồ sơ không hợp lệ thì giải thích cho người từ chối nhận di sản về việc không thể chứng thực văn bản từ chối nhận di sản.
Bước 3: Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế
– Người từ chối nhận di sản thừa kế tiến hành đóng phí và thù lao công chứng là 20.000 đồng (theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC).
– Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế.
Ép người khác từ chối nhận di sản thừa kế bị xử lý như thế nào?
Không được quyền hưởng di sản
Theo điểm c khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015; người nào bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần/toàn bộ di sản của người đó thì sẽ không được hưởng di sản trừ trường hợp người để lại di sản đã biết nhưng vẫn cho hưởng theo di chúc.
Như vậy, nếu một người thừa kế ép người thừa kế khác từ chối nhận di sản để bản thân được hưởng một phần; hoặc toàn bộ di sản mà người này lẽ ra được hưởng, đã bị kết án về hành vi này thì sẽ không được hưởng thừa kế; trừ trường hợp người để lại di sản vẫn cho hưởng theo di chúc.
Bị xử phạt hành chính
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP; nếu người nào dùng thủ đoạn gan dối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng.
Bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Nếu tính chất vụ việc nghiêm trọng hơn; người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự với mức phạt tù cao nhất đến 20 năm tù.
Như vậy, tuỳ vào tính chất, hành vi… của việc ép người khác từ chối nhận di sản thừa kế mà người vi phạm có thể không được hưởng di sản thừa kế; bị phạt hành chính; hoặc phải ngồi tù.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Ép người khác từ chối nhận di sản thừa kế bị xử lý như thế nào?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc:
– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
– Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Tuy nhiên, người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc phải đáp ứng điều kiện sau:
– Không từ chối nhận di sản
– Không thuộc trường hợp không có quyền hưởng di sản.
Theo khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015; những người không được quyền hưởng di sản bao gồm:
– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.