Hiện nay có rất nhiều người lợi dụng những người thân trong gia đình để chuộc lợi. Đặc biệt đối tượng thường bị lợi dụng là trẻ nhỏ. Người đó muốn lợi dụng lòng thương cảm của mọi người mà ép buộc những đứa trẻ đi ăn xin để kiếm lợi cho bản thân. Vậy “Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống” bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Các hành vi bạo lực gia đình
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định như sau:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
- Cưỡng ép quan hệ tình dục;
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
- Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Những quy định của pháp luật về hành vi nghiêm cấm
1. Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật.
7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình như thế nào?
Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực.
Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.
Buộc thành viên ra khỏi chỗ ở hợp pháp bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ, như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
Cưỡng bức, xúi giục người khác thực hiện bạo lực ra đình có bị xử phạt?
Không chỉ hành vi bạo lực gia đình bị xử phạt nghiêm minh mà hành vi cưỡng bức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình cũng nguy hiểm không kém.
Theo quy định tại Điều 61 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về hành vi cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cưỡng bức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống bị xử lý thế nào?
Theo quy định tại Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về hành vi bạo lực kinh tế như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.
2. Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động.
3. Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.
Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình
Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là nơi chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Cơ sở bảo trợ xã hội;
- Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
- Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.
Bạo lực gia đình và trách nhiệm của cá nhân
Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả! Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi bạo lực gia đình, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam,… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: https://www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Ép con đi ăn xin là hành vi vi phạm pháp luật. Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
1. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.
2. Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động.
3. Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.
Có bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Đây là hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình và sẽ bị xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.