Rượu bia là một loại chất kích thích được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến hiện nay. Đây là một thứ không thể thiếu trong các trường hợp như tiệc tùng, đám hiếu hỉ. Khi việc sử dụng rượu bia bị lạm dụng thì sẽ gây ra nhiều tác hại xấu về sức khỏe cho người uống. Hiện nay có rất nhiều trường hợp ép người khác uống rượu bia gây nên nhiều bức xúc, mâu thuẫn, là nguồn cơn gây nên nhiều cuộc ẩu đả, thiệt hại về sức khỏe, thậm chí có trường hợp ” Ép bạn uống rượu bị đâm chết”. Vậy hành vi ép người khác uống rượu bia có vi phạm pháp luật và có bị xử phạt hay không?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Các hành vi nghiêm cấm khi sử dụng rượu bia
Việc mời bia được xem như là một văn hóa, lễ nghi khi giao tiếp trong bàn tiệc. Tuy nhiên nhiều trường hợp mời nhậu theo kiểu ép buộc người khác phải uống rượu bia, đến mức không làm chủ được hành vi, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và nguy hiểm hơn là nhiều người đã có các hành vi coi thường mạng sống của người khác.
Căn cứ tại Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
7. Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
8. Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
9. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
10. Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.
11. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
12. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.
13. Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.
Chính sách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
Căn cứ theo Điều 3 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định như sau:
1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ công; thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.
3. Bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; chú trọng các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia của y tế cơ sở và ở cộng đồng; huy động xã hội hóa các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.
4. Khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới nhằm giảm tác hại của rượu, bia.
5. Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Theo quy định trên thì tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia sẽ được khen thưởng từ Nhà nước.
Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu, bia
– Tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh rượu, bia; về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, an toàn thực phẩm, chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, ghi nhãn hàng hóa đối với rượu, bia. Thông tin về sản phẩm rượu, bia phải bảo đảm chính xác, khoa học.
– Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về hoạt động kinh doanh của cơ sở theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
– Không sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh, quảng cáo rượu, bia.
– Thu hồi và xử lý rượu, bia không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm do cơ sở mình sản xuất, mua bán theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
– Cơ sở bán rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người mua rượu, bia thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh.
– Cơ sở bán rượu, bia tiêu dùng tại chỗ nhắc nhở và có hình thức thông tin phù hợp đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông, hỗ trợ khách hàng thuê, sử dụng phương tiện giao thông công cộng sau khi uống rượu, bia.
– Kể từ ngày Luật phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực, không được mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông.
Ép người khác uống rượu bia có bị phạt không?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó quy định xử phạt tới 03 triệu đồng đối với hành vi ép buộc người khác uống rượu, bia.
Theo đó, các hành vi như uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; ép buộc người khác uống rượu bia có thể bị phạt tiền 01 – 03 triệu đồng.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sẽ bị phạt 03 – 05 triệu đồng nếu không tổ chức thực hiện quy định không uống rượu bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc của cơ quan, tổ chức; không nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi uống, bán rượu bia trong địa điểm không được uống, bán rượu, bia thuộc quyền quản lý điều hành;…
Bên cạnh đó, người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền 200.000 – 500.000 đồng.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng đối với một trong các hành vi: uống rượu bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật (cơ sở y tế, cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc); xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu, bia.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Ép bạn uống rượu bị đâm chết
Dưới đây là một số vụ việc ép bạn uống rượu bị đâm chết đã xảy ra:
Vụ việc Tô Văn Nguyên ở Thanh Hóa:
Chiều ngày 19/3/2020, tin từ Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết đang tạm giữ hình sự Tô Văn Nguyên (SN 2000, ngụ xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) để điều tra, làm rõ hành vi “Giết người”.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 20 giờ 30 phút ngày 18-3, Tô Văn Nguyên cùng một nhóm bạn đang ăn uống tại một quán lẩu ở khu vực Sô Tô (xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương) thì Tô Văn Chưởng (SN 2001) và Lê Ngọc Thắng (SN 1999, ngụ cùng xã Quảng Thái) ngồi ở bàn bên cạnh sang mời rượu, nhưng do không uống được rượu nên Nguyên từ chối.
Mặc dù Nguyên nói không uống được rượu và từ chối, thế nhưng Chưởng và Thắng có những hành vi cà khịa và cho rằng mình bị khinh thường. Hai bên đã xảy ra xô xát. Được mọi người can ngăn, hai bên đã về nhà.
Nhưng khi Tô Văn Nguyên về đến nhà thì thấy một nhóm thanh niên (trong đó có Chưởng và Thắng) đang đứng trước cổng chửi bới, ném gạch đá vào nhà mình và một số nhà hàng xóm.
Bức xúc, không giữ được bình tĩnh, Nguyên vào nhà lấy một con dao nhọn ra đuổi đánh nhóm đối tượng trên. Trong khi rượt đuổi, từ phía sau, Tô Văn Nguyên đã đâm 2 nhát vào người Tô Văn Chưởng khiến nạn nhân tử vong dù được đưa đi cấp cứu.
Sau khi biết mình đã đâm chết người, Nguyên đã đến cơ quan công an đầu thú, khai nhận hành vi phạm tội của mình.
Hiện vụ việc đang được Công an tỉnh Thanh Hóa tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Vụ việc Kim Tiến Phương ở Trà Vinh:
Ngày 8/9/2017, Cơ quan Công an tỉnh Trà Vinh đang tạm giữ hình sự Kim Tiến Phương (27 tuổi, ngụ khóm 2, thị trấn Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần) để điều tra về hành vi “Giết người”.
Phương được xác định là nghi can dùng dao đâm chết anh Thạch Vũ (22 tuổi), với lý do “lãng xẹt” là bị ép uống nhiều rượu.
Theo điều tra ban đầu, chiều 7.9, Phương tổ chức nhậu với Thạch Vũ và 1 số người bạn. Trong lúc ngồi nhậu, Vũ nhiều lần đưa rượu “ép” Phương uống dẫn đến cự cãi.
Được mọi người can ngăn nên Phương bỏ về nhà.
Về đến nhà, Phương lại nổi giận nên lấy dao Thái Lan giấu vào người rồi kêu vợ dùng xe máy chở đi tìm Vũ để “huyết chiến”.
Khi Phương và Vũ gặp mặt nhau đã xông vào ẩu đả. Vũ dùng tay đánh Phương nhưng không trúng.
Lúc này, Phương lấy dao thủ sẵn đâm nhiều nhát vào người Vũ khiến nạn nhân gục tại chỗ. Mọi người đưa Vũ đi cấp cứu nhưng đã tử vong trước khi đến bệnh viện. Còn Phương sau khi gây án đã bị lên xe bỏ chạy về nhà.
Nhận tin báo, Công an huyện Tiểu Cần khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và bắt giữ nghi can Phương.
Người bị ép uống rượu bia gây thiệt hại thì người ép uống rượu bia có phải chịu trách nhiệm không?
Căn cứ theo Điều 596 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra
1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Theo quy định trên thì khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Theo đó, người ép người khác uống rượu bia phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại nếu như người bị ép uống rượu bia gây ra thiệt hại.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật sư bào chữa người bị tố đâm chết người đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Ép bạn uống rượu bị đâm chết”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tư vấn pháp lý về mẫu trích lục khai sinh (bản chính)… cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm
- Có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng?
- Xử lý tường chung khi xây nhà như thế nào?
- Những yếu tố ảnh hưởng đến giá nhà ở thương mại
Câu hỏi thường gặp
– Được sống trong môi trường không chịu ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.
– Được cung cấp thông tin phù hợp, chính xác, khách quan, khoa học, đầy đủ về rượu, bia, nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng và tác hại của rượu, bia.
– Phản ánh, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tố cáo việc cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
– Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Theo quy định tại khoản 1 điều 35 Nghị định 117/2020/NĐ-CP; trong trường hợp khách hàng sử dụng rượu bia, thì cơ sở kinh doanh rượu bia; phải có trách nhiệm nhắc nhở khách hàng không được tham gia giao thông, khi uống rượu bia. Theo đó, trong trường hợp cơ sở kinh doanh không thực hiện; việc nhắc nhở khách hàng có thể bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác về hoạt động kinh doanh của cơ sở; theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không nhắc nhở hoặc không có biển cảnh báo; đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia.
Theo, đó mức phạt cao nhất đối với cơ sở kinh doanh rượu bia khi không thực hiện việc này; có thể lên tới 5 triệu. Ngoài ra, trong trường hợp sử dụng lao động chưa đủ 18 tuổi; trực tiếp tham gia vào việc mua bán rượu bia, cơ sở kinh doanh còn có thể bị xử phạt tới 15 triệu.
Căn cư vào quy định của Nghị định 117/2020/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không giáo dục, không giám sát, không nhắc nhở thành viên gia đình chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia”.
Như vậy, nếu trẻ nhỏ cố tình uống rượu bia thì cha mẹ vẫn bị xử phạt hành chính vì không giám sát trẻ.