Xin chào Luật sư. Tôi tên là Tùng. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Thư ký tòa án là gì? Đương sự có được yêu cầu thay đổi thư ký toà án không? Mong sớm nhận được phản hồi từ quý Luật sư.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư X :
Căn cứ pháp lý
Thư ký tòa án là gì?
Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.
Thư ký Tòa án có các ngạch: Thư ký viên; Thư ký viên chính; Thư ký viên cao cấp.
Tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
Đương sự có được yêu cầu thay đổi thư ký toà án không?
Theo Điều 54 Bộ Luật Tố tụng hình sự Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Đã tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
Việc thay đổi Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Việc thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.
Trường hợp phải thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.
Người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Kiểm sát viên.
Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ.
Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.
Tiêu chuẩn ngạch thư ký và điều kiện dự thi nâng ngạch?
Tiêu chuẩn ngạch Thư ký viên cao cấp
Là chức danh tư pháp có yêu cầu chuyên môn cao nhất về nghiệp vụ Thư ký Tòa án, được bố trí tại Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án quân sự Trung ương.
– Trực tiếp thực thi nhiệm vụ Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng;
– Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án;
– Nghiên cứu, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ Thư ký Tòa án và đề xuất các biện pháp, giải pháp để thực hiện có hiệu quả.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
– Nắm vững và am hiểu sâu sắc hệ thống các quy định của pháp luật về nghiệp vụ Thư ký phiên tòa, quy trình tố tụng, các nhiệm vụ hành chính, tư pháp;
– Có năng lực đề xuất, tham mưu, chủ trì xây dựng các quy trình nghiệp vụ Thư ký Tòa án gắn với yêu cầu nhiệm vụ của Tòa án nhân dân để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
– Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất được các phương pháp để hoàn thiện hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra thuộc phạm vi chuyên môn nghiệp vụ được giao;
– Thành thạo và làm chủ các kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, bảo vệ và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn được giao;
– Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong thực thi công vụ theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao;
– Có năng lực thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
– Có bằng tốt nghiệp Cử nhân luật trở lên;
– Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị;
– Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
– Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Tiêu chuẩn ngạch Thư ký viên chính
Là chức danh tư pháp có yêu cầu chuyên môn cao về nghiệp vụ Thư ký Tòa án, được bố trí tại Tòa án nhân dân các cấp.
– Trực tiếp thực thi nhiệm vụ Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng;
– Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án;
– Tham gia nghiên cứu, xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ và đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chuyên môn được giao.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
– Nắm vững và am hiểu hệ thống các quy định của pháp luật về nghiệp vụ Thư ký Tòa án, quy trình tố tụng, các nhiệm vụ hành chính, tư pháp;
– Có năng lực tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ Thư ký Tòa án gắn với yêu cầu nhiệm vụ của Tòa án nhân dân để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
– Thành thạo kỹ năng soạn thảo văn bản tố tụng theo đúng thể thức, quy trình, thủ tục và thẩm quyền;
– Có năng lực phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai công việc theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao;
– Có năng lực thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
– Có bằng tốt nghiệp Cử nhân luật trở lên;
– Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
– Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Tiêu chuẩn ngạch Thư ký viên
Là chức danh tư pháp có yêu cầu chuyên môn cơ bản về nghiệp vụ Thư ký Tòa án, được bố trí tại Tòa án nhân dân các cấp.
– Trực tiếp thực thi nhiệm vụ Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng;
– Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án;
– Xây dựng báo cáo, thống kê, số liệu; quản lý hồ sơ, lưu trữ tài liệu về công tác chuyên môn nghiệp vụ theo quy định.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
– Nắm vững các kiến thức cơ bản theo quy định của pháp luật về nghiệp vụ Thư ký phiên tòa, quy trình tố tụng và các nhiệm vụ hành chính, tư pháp;
– Có kỹ năng soạn thảo văn bản tố tụng theo đúng thể thức, quy trình, thủ tục và thẩm quyền;
– Chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với đồng nghiệp để triển khai nhiệm vụ chuyên môn được giao bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
– Có năng lực thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
– Có bằng tốt nghiệp Cử nhân luật trở lên;
– Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
– Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Điều kiện dự thi nâng ngạch
Thư ký Tòa án được đăng ký dự thi nâng ngạch khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 3 năm liên tục tính đến thời điểm đăng ký dự thi nâng ngạch; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền;
– Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn ngạch hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
– Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch đăng ký dự thi.
Điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch Thư ký Tòa án
Công chức Tòa án nhân dân các cấp khi dự thi nâng ngạch Thư ký Tòa án ngoài các điều kiện trên, còn phải có các điều kiện sau đây:
– Nâng ngạch Thư ký viên: Cán sự, nhân viên trong Tòa án nhân dân khi dự thi nâng ngạch Thư ký viên phải có thời gian giữ ngạch cán sự hoặc tương đương tối thiểu là 03 năm (36 tháng). Trường hợp đang giữ ngạch nhân viên thì thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 05 năm (60 tháng); Có chứng chỉ đào tạo Nghiệp vụ Thư ký viên.
– Nâng ngạch Thư ký viên chính: Đã có thời gian giữ ngạch Thư ký viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không tính thời gian tập sự, thử việc) tính đến thời điểm đăng ký dự thi nâng ngạch, trong đó thời gian giữ ngạch Thư ký viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng); Có chứng chỉ đào tạo Nghiệp vụ Thư ký viên chính.
– Nâng ngạch Thư ký viên cao cấp: Đã có thời gian giữ ngạch Thư ký viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên tính đến thời điểm đăng ký dự thi nâng ngạch, trong đó thời gian giữ ngạch Thư ký viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng): Trong thời gian giữ ngạch Thư ký viên chính hoặc tương đương đã tham gia xây dựng được ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh trở lên được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu; Có chứng chỉ đào tạo Nghiệp vụ Thư ký viên cao cấp.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Đương sự có được yêu cầu thay đổi thư ký toà án không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102
Có thể bạn quan tâm
- Khi bị công ty sa thải trái luật kiện ở tòa nào?
- Quyết định 1517/QĐ-BTTTT 2021 Yêu cầu kỹ thuật cơ bản với sản phẩm Nền tảng tri thức mối đe dọa an toàn thông tin
- Kiểm tra văn hóa hàng nhập khẩu Xin giấy phép văn hóa
Các câu hỏi thường gặp
Ngoài nhiệm vụ và quyền hạn nói chung theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 92 Luật tổ chức Tòa án 2014, vị trí, vai trò của Thư ký tòa án được quy định tại Điều 47 BLTTHS 2015. Theo đó, Thư ký Tòa án tại phiên tòa hình sự sơ thẩm gồm 4 nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là, kiểm tra danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa
– Sắp xếp, bố trí chỗ ngồi cho những người tham gia tố tụng tại phiên tòa và những người đến dự phiên tòa
– Thư ký phiên tòa phải kiểm tra danh sách những người được triệu tập đến tham gia phiên tòa
Hai là, Phổ biến nội quy phiên tòa và báo cáo danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa
– Trước khi phiên tòa bắt đầu, Thư ký phổ biến nội quy phiên tòa, những biện pháp sẽ áp dụng đối với những người vi phạm nội quy phiên tòa
– Thư ký kiểm tra giấy triệu tập, các giấy tờ có liên quan khác chậm nhất là 15 phút trước giờ khai mạc phiên tòa
– Thư ký yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi HĐXX vào phòng xét xử để Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa tuyên bố khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử
– Sau khi Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử và yêu cầu Thư ký báo cáo danh sách những người tham gia tố tụng được triệu tập đến phiên tòa thì Thư ký báo cáo những người tham gia tố tụng đã có mặt, vắng mặt và lý do vắng mặt
– Trong quá trình xét xử, khi những người tham gia tố tụng cung cấp chứng cứ, tài liệu mới tại phiên tòa thì Thư ký nhận và trình lên HĐXX
– Nếu VKS, người tham gia tố tụng có yêu cầu HĐXX cho nghe băng ghi âm, ghi hình là chứng cứ trong vụ án thì khi HĐXX châp nhận, Thư ký phải tiếp nhận chứng cứ và điều khiển thiết bị cho công tác này
– Sau khi nghị án, khi HĐXX ra tuyên án, Thư ký yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy nghe tuyên án, trừ những người vì lý do sức khỏe được Chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi tại chỗ
Ba là, ghi biên bản phiên tòa
– Thư ký phải ghi đầy đủ những nội dung diễn biến tại phiên tòa
– Phải ghi đầy đủ những câu hỏi và những câu trả lời theo đúng trình tự diễn biến tại phiên tòa
– Ghi đầy đủ, tóm tắt các ý kiến phát biểu khi tranh luận và khi đối đáp
– Nắm vững nội dung vụ án và các số liệu trong vụ án. Kết hợp nghe và viết, không được viết tắt, rèn kỹ năng nghe và ghi tốc ký
– Sau khi kết thúc phiên tòa Thư ký phải tự mình kiểm tra lại biên bản phiên tòa. Sau đó cùng Chủ tọa phiên tòa ký tên vào biên bản
Bốn là, soạn thảo các quyết định giúp HĐXX
– Trường hợp người tham gia phiên tòa có hành vi vi phạm trật tự phiên tòa, Thẩm phán yêu cầu lập biên bản vi phạm thì Thư ký lập biên bản
– Trường hợp Thẩm phán phạt hành chính người vi phạm thì Thư ký soạn Quyết định xử phạt cho Thẩm phán ký, đóng dấu và tống đạt cho các bên liên quan
– Nếu hoãn phiên tòa theo quy định tại Điều 297 BLTTHS thì thư ký soạn quyết định hoãn phiên tòa theo mẫu 43
– Nếu HĐXX ra một trong các quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung theo mẫu 43; quyết định tạm đình chỉ vụ án theo mẫu 37; quyết định đình chỉ vụ án theo mẫu 40;
– Nếu phải trả tự do cho bị cáo đang bị tạm giam ngay tại phiên tòa Thư ký soạn quyết định trả tự do cho bị cáo tham khảo theo mẫu 05 (ban hành kèm theo NQ số 04;
– Nếu phải trả tự do cho bị cáo đang bị tạm giam ngay tại phiên tòa Thư ký soạn quyết định trả tự do cho bị cáo tham khảo theo mẫu 05 (ban hành kèm theo NQ số 04/2004/NQ-HĐTP)
– Căn cứ vài điều 329 về việc bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án, Thư ký cần chuẩn bị soạn quyết định tạm giam theo mẫu số 07;
Cũng giống như công thức trở thành Kiểm sát viên, để trở thành Thư ký Tòa án ở Việt Nam, phải trải qua 5 bước:
Trước tiên, bạn cần theo học tại một cơ sở đào tạo luật
Tức là bạn phải theo học tại một trường luật hoặc khoa luật của trường đại học nào đó (thời gian trung bình cho một khóa học là 4 năm).
Ngày nay có rất nhiều cơ sở huấn luyện để bạn theo học, trong số đó phải kể đến các Trường luật hàng đầu Việt Nam như Đại Học Luật Hà Nội, Đại Học Luật TP.HCM, khoa Luật – Đai học quốc gia Hà Nội, Học viện Tòa án, Đại Học Kiểm sát, Đại Học Kinh tế – Luật – Đại Học quốc gia TP.HCM, đại học luật Huế, khoa Luật – Đại Học Vinh,… ngoài ra, rất nhiều cơ sở huấn luyện luật khác cũng đang dần khẳng định vị thế của mình.
Bước 2: Tốt nghiệp đại học, có bằng cử nhân
Đa số các cơ quan doanh nghiệp đều yêu cầu một khi tốt nghiệp xếp loại văn bằng của bạn phải đạt loại Khá trở lên để thi công chức. Thế nên, hãy cố hết sức phấn đấu để đạt được học lực khá, giỏi. Bạn sẽ có những lợi thế khi ra trường.
Bước 3: Tham gia thi tuyển công chức ngành Tòa án
Trước khi trở nên Thư ký Tòa án bạn phải trải qua kỳ thi tuyển công chức ngành Tòa án. Hàng năm, thường có thông cáo thi tuyển công chức Tòa án được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Bước 4: Được cử đi học nghiệp vụ Thư ký Tòa án
Thư ký tòa án sau một thời gian công tác pháp luật bạn có thể được cử đi học nghiệp vụ Thư ký Tòa (một trong các điều kiện cần để được bổ nhiệm Thư ký Tòa án).
Bước 5: Được bổ nhiệm làm Thư ký Tòa án
Tùy theo mong muốn cán bộ của từng cơ quan, đơn vị, bạn sẽ được bổ nhiệm trở thành Thư ký Tòa án giúp việc cho Chánh án, Phó Chánh án hoặc Thẩm phán.
Căn cứ Điều 47 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án được quy định như sau:
“Điều 47. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án
1. Thư ký Tòa án được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;
b) Phổ biến nội quy phiên tòa;
c) Báo cáo Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa và những người vắng mặt;
d) Ghi biên bản phiên tòa;
đ) Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
2. Thư ký Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về hành vi của mình.”