Với sự phát triển của công nghệ, tội phạm vẫn ngày một tăng, với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo trá, khó phát hiện hơn. Để góp phần nhanh chóng, kịp thời và ngăn chặn tội phạm pháp luật hình sự quy định về quyền tố giác tội phạm của công dân. Theo đó, công dân có quyền tố giác tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản. Điều mà nhiều bạn đọc quan tâm rằng đường dây nóng tố giác tội phạm Bộ Công an là số nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết sẽ mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về tố giác tội phạm.
Căn cứ theo Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định, Tố giác tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Tố giác về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
Tố giác về tội phạm vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của mọi cá nhân nhằm góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội, phòng ngừa vi phạm pháp luật và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố sai sự thật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của người tố giác tội phạm.
Quyền và nghĩa vụ của người tố giác tội phạm được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cụ thể:
Thứ nhất: Về quyền của người tố giác.
– Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa.
– Được thông báo kết quả giải quyết tố giác
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác.
– Người tố giác tội phạm được yêu cầu biện pháp bảo vệ: Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của mình bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì người tố giác tội phạm có quyền đề nghị được bảo vệ bởi cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ.
Khi xét thấy có căn cứ, tính xác thực của đề nghị, yêu cầu bảo vệ thì cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ thì phải giải thích rõ lý do cho người đã yêu cầu, đề nghị biết.
Thứ hai: Về nghĩa vụ của người tố giác.
– Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc.
Có được tố giác tội phạm qua điện thoại không?
Theo Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản. Trong đó, tố giác và tin báo là khác nhau, cụ thể:
– Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền
– Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
Theo quy định này, việc tố giác tội phạm sẽ được thực hiện bằng cả hình thức văn bản và lời nói. Với tố giác tội phạm bằng lời nói, người dân có thể gọi điện thoại tới đường dây nóng của cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý tin tố giác tội phạm. Đây cũng là hình thức được người dân sử dụng phổ biến hiện nay.
Đồng thời, tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng nêu rõ, mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Đường dây nóng tố giác tội phạm Bộ Công an.
Các cơ quan trực thuộc Bộ:
+ Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại TP Hà Nội: 069.2342431
+ Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại TP. HCM: 069.3336310
– Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an:
+ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội: 069.2348560
+ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu: 069.2321671
+ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy: 069.2345923
– Công an Thành phố trực thuộc Trung ương:
TP. Hà Nội | 024.3942.2532069.219.6242069.219.6254069.219.6530069.219.6764 |
TP. Hồ Chí Minh | 0693187200 |
Thành phố Đà Nẵng | 069.4260254 |
Thành phố Hải phòng | 069.278.5874 |
Thành phố Cần Thơ | 0693.672214 |
Quy trình tố giác tội phạm như thế nào?
Bước 1: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác
Trước khi tố giác tội phạm với cơ quan Công an, đề nghị xác định sơ bộ về tính chất, mức độ vụ việc, trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết của cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền để từ đó cá nhân tố giác tội phạm đến đúng cơ quan có thẩm quyền, tránh mất thời gian, gây khó khăn cho công tác tiếp nhận, điều tra, khám phá tội phạm.
Việc xác định cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm được quy định tại Điều 9 và Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố giác về tội phạm của cơ quan Công an tương ứng với thẩm quyền xét xử của Tòa án.
Theo đó, chỉ có cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp quận, huyện, thị xã; cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có chức năng giải quyết tố giác về tội phạm.
Bước 2: Lựa chọn hình thức và tiến hành tố giác
Cá nhân tố giác tội phạm có thể bằng các hình thức sau:
– Bằng miệng (trực tiếp đến trình báo hoặc tố giác qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại bước 1);
– Bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại bước 1).
Khi tố giácvề tội phạm tới cơ quan có thẩm quyền, cá nhân tố giác về tội phạm cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác.
Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác về tội phạm
– Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác.
– Khi hết thời gian giải quyết tố giác về tội phạm theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì cá nhân có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác về tội phạm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
- Thời gian xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
- Mẫu trả lời đơn kiến nghị của công dân mới năm 2022
- Đơn xin giải thể hợp tác xã mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đường dây nóng tố giác tội phạm Bộ Công an là số nào?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, đơn xin trích lục quyết định ly hôn, dịch vụ trích lục khai tử, dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự, công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức khác. Không chỉ các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Cơ quan điều tra, mà Điều luật còn quy định, các cơ quan khác, các tổ chức, bất kể là cơ quan, tổ chức nào khi công dân tố giác tội phạm đều có trách nhiệm tiếp nhận
Có thể tố giác tội phạm với cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát, Tòa án hoặc các cơ quan tổ chức khác. Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác về tội phạm, Khoản 3, 4 của Điều luật này cũng có quy định rõ:
3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
– Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:
+ Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
+ Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
+ Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
– Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn tối đa để giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là 2 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
+ Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.