Hiện nay, tôi tên là Trần A. Từ nhỏ đến lớn tôi vẫn luôn giữ cái tên đặc biệt đó để đi học và giao tiếp với mọi người. Tôi đã từng hỏi ba mẹ tại sao lại đặt cho tôi một cái tên không có ý nghĩa gì như vậy. Ba mẹ tôi cũng đã giải thích rằng lúc đầu định đặt cho tôi là Trần An thế nhưng người làm bên phường không nghe rõ nên đã ghi nhầm thành Trần A. Tôi vẫn hiểu cho ba mẹ, tuy nhiên tôi cực kỳ không thích cái tên này chút nào. Thứ nhất là vì nó rất bất tiện trong việc tự giới thiệu bản thân. Thứ hai là từ nhỏ đến lớn, vì cái tên này mà tôi bị bạn bè xung quanh trêu chọc và cười nhạo. Tôi rất muốn tìm hiểu cách thức để đi đổi lại tên vì sau này tôi cũng cần phải có một cái tên rõ ràng để đi xin việc làm. Vậy theo pháp luật quy định được quyền thay đổi tên trong trường hợp nào? Theo quy định thủ tục thay đổi tên gồm những gì? Mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết ” Được quyền thay đổi tên trong trường hợp nào? ” của Luật sư X để giải đáp thắc mắc nhé. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
- Luật hộ tịch 2014
- Thông tư 85/2019/TT-BTC
Được quyền thay đổi tên trong trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
– Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
– Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
– Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
– Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
– Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
– Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
– Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
– Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Cũng theo quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2015 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp cụ thể sau đây:
– Các cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó.
– Các cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt.
– Các cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con.
– Các cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình.
– Các cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi.
– Các cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính.
– Các cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Cần lưu ý rằng việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.
Như vậy, ta nhận thấy rằng các cá nhân theo quy định được nêu trên sẽ chỉ có quyền thay đổi họ của mình nếu thuộc một trong những trường hợp như đã nêu ở trên theo quy định của pháp luật dân sự.
Căn cứ theo quy định được nêu trên thì các chủ thể không phải trong tất cả các trường hợp khi muốn thì sẽ đều có thể thay đổi được họ, tên trong giấy khai sinh mà việc thay đổi này phải thuộc các trường hợp mà pháp luật quy định.
Thủ tục thay đổi họ tên
Việc thay đổi họ, tên cho người chưa đủ 14 tuổi được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc tại nơi cư trú của cá nhân (theo Điều 27 Luật Hộ tịch 2014).
Trường hợp thay đổi họ, tên cho người từ đủ 14 tuổi trở lên thì thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc tại nơi cư trú của cá nhân (theo khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch).
Căn cứ các quy định tại Điều 28 và Điều 47 Luật Hộ tịch, thủ tục thay đổi họ, tên của công dân tiến hành như sau:
Bước 1: Nộp Tờ khai
Người yêu cầu thay đổi họ tên nộp Tờ khai cải chính hộ tịch theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Đồng thời, xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi họ, tên và các giấy tờ có liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi họ, tên của người đó.
Bước 2: Nhận kết quả
Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu thấy việc thay đổi họ, tên là có cơ sở, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi họ, tên ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Như vậy, nếu thuộc trường hợp được thay đổi họ, tên thì thủ tục thực hiện không quá phức tạp, người dân chỉ cần xuất trình được bản chính Giấy khai sinh và các giấy tờ có liên quan là được.Về phí thay đổi họ, tên, mỗi tỉnh sẽ có quy định riêng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành (theo Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC).
Ví dụ:
Theo Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, mức lệ phí thay đổi họ, tên, hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi cư trú trong nước thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã là 5.000 đồng/việc.
Mức lệ phí thay đổi họ, tên hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện là 25.000 đồng/việc.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục thay đổi họ, tên trong giấy khai sinh
Để các cá nhân được giải quyết nhanh chóng thì cần xác định đúng cơ quan có thẩm quyền trong thủ tục thay đổi họ, tên trong giấy khai sinh. Cụ thể trong trường hợp người thay đổi họ, tên chưa đủ 14 tuổi thì căn cứ điều 27 Luật Hộ tịch 2014 Ủy ban nhân dân cấp xã/thị trấn nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết thủ tục thay đổi họ tên trong giấy khai sinh.
Ngoài ra cần lưu ý đối với trường hợp các chủ thể là người thay đổi họ, tên từ đủ 14 tuổi trở lên căn cứ tại khoản 3 Điều 46 Luật hộ tịch 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ, tên cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Được quyền thay đổi tên trong trường hợp nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mục đích sử dụng đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Thay đổi tên trong giấy khai sinh có được không?
- Mẫu tờ khai thay đổi họ, tên năm 2022
- Lệ phí thay đổi họ tên theo quy định pháp luật
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
Theo Điều 26 Luật Hộ tịch 2014 quy định phạm vi thay đổi hộ tịch như sau:
1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.
Như vậy, người dưới 18 tuổi thì khi muốn thay đổi tên trong giấy khai sinh thì phải có sự đồng ý của cha, mẹ và được thể hiện rõ trong Tờ khai.
Khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền thay đổi tên như sau:
Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
– Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
– Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
– Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
– Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
– Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
– Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
– Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Như vậy, 22 tuổi vẫn có thể được thay đổi tên nếu thuộc 1 trong các trường hợp nêu trên.
Bộ luật dân sự quy định việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ. Vì thế việc thay đổi tên hay không thì vẫn được xác định có quan hệ huyết thống với người thân nên không ảnh hưởng đến quyền thừa kế về sau.