Thưa luật sư, tôi lấy chồng nước ngoài; vì lý do công việc nên chúng tôi phải về Việt Nam để làm việc và quyết định định sẽ ở lâu dài tại Việt Nam. Tôi đang không biết là khi nhập cảnh vào Việt Nam thì được mang bao nhiêu vàng. Pháp luật quy định về vấn đề này ra sao? Mong luật sư tư vấn giúp.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Được mang bao nhiêu vàng khi nhập cảnh Việt Nam? Được quy định như thế nào? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.
Căn cứ pháp lý
Thông tư 11/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Nhập cảnh là gì?
Nhập cảnh là việc người, phương tiện di chuyển qua biên giới để vào lãnh thổ của một nước.
Người muốn nhập cảnh phải có hộ chiếu được thị thực nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn.
Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhập cảnh vào Việt Nam phải qua những cửa khẩu chỉ định và phải chịu sự kiểm tra của cơ quan hải quan, y tế và cơ quan an ninh. Thời hạn thị thực phù hợp với thời hạn được phép nhập cảnh. Công dân Việt Nam ở nước ngoài có hộ chiếu Việt Nam được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam. Thị thực nhập cảnh có giá trị một lần trong thời hạn ba tháng và có thể được gia hạn không quá ba tháng. Trường hợp cần thiết có thể được thị thực nhập cảnh, xuất cảnh có giá trị nhiều lần trong thời hạn dài hơn phù hợp với nhiệm kì công tác hoặc thời gian học tập, lao động, chữa bệnh…
Cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập cảnh w cấp thị thực nhập cảnh là: Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và cơ quan được Bộ Ngoại giao, Bộ Công an đy nhiệm trong nước, cơ quan đại diện ngoại giao, s quan lãnh sự và cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền ở nước ngoài.
Nguyên tắc nhập cảnh
Cơ sở pháp lý: Điều 4 Luật số 47/2014/QH13 ngày 16 tháng 06 năm 2014 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Quy định này như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú
1. Tuân thủ quy định của Luật này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
3. Bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho người nước ngoài; chặt chẽ, thống nhất trong quản lý hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
4. Người nước ngoài có nhiều hộ chiếu chỉ được sử dụng một hộ chiếu để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.”
=> Như vậy, nguyên tắc nhập cảnh:
Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam phải tuân theo những nguyên tắc nhất định:
Thứ nhất, tuân thủ quy định của Luật Xuất nhập cảnh, các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thứ hai, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
Thứ ba, người nước ngoài có nhiều hộ chiếu chỉ được sử dụng một hộ chiếu để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
Hành vi bị nghiêm cấm khi nhập cảnh
– Cơ sở pháp lý: Điều 5 Luật xuất, nhập cảnh năm 2014
“Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cản trở người nước ngoài và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
2. Đặt ra thủ tục, giấy tờ, các khoản thu trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; sách nhiễu, gây phiền hà trong việc làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
3. Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú trái phép tại Việt Nam; làm giả, sử dụng giấy tờ giả để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
4. Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
5. Lợi dụng việc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam để chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
6. Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, tẩy, xóa, sửa chữa nội dung giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú để người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.”
=> Như vậy, hành vi bị nghiêm cấm khi nhập cảnh có thể kể đến theo quy định pháp luật như sau:
Ngoài việc tuân theo các nguyên tắc nhất định, thì người nước ngoài bị cấm thực hiện các hành vi sau đây:
- Cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
- Nhập cảnh, cư trú trái phép tại Việt Nam; làm giả, sử dụng giấy tờ giả để nhập cảnh;
- Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được nhập cảnh;
- Lợi dụng việc nhập cảnh để chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (người nước ngoài nhập cảnh sai mục đích).
- Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, tẩy, xóa, sửa chữa nội dung giấy tờ có giá trị nhập cảnh để nhập cảnh.
Được mang bao nhiêu vàng khi xuất, nhập cảnh?
Tại Điều 2 Thông tư 11/2014/TT-NHNN quy định cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu không được mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu. Nếu mang thì phải làm thủ tục gửi tại kho hải quan hoặc làm thủ tục chuyển ra nước ngoài và phải chịu mọi chi phí liên quan phát sinh. Ngoài ra, khi cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành biên giới, chứng minh thư biên giới thì được mang vàng trang sức mỹ nghệ từ 300 gram trở lên phải báo với cơ quan hải quan.
Tương tự, vậy khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam, cá nhân được mang bao nhiêu tiền?
Theo Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN, khi xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế của Việt Nam mà mang theo đồng Việt Nam, các ngoại tệ khác có giá trị trên 5.000 USD hoặc trên 15 triệu đồng đều bắt buộc phải khao báo với hải quan cửa khẩu.
Theo đó, quy định pháp luật Việt Nam không giới hạn số tiền/vàng mà cá nhân Việt Nam và người nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh mang qua cửa khẩu quốc tế tại Việt Nam.
Tuy nhiên, cá nhân cần phải đáp ứng một số điều kiện theo luật định thì mới được phép mang qua cửa khẩu (khai báo với hải quan, giấy phép khi mang vàng, xác nhận của tổ chức tín dụng) , nếu không cá nhân sẽ bị một số chế tài nhất định và có thể bị xử lý hình sự với hình phạt cao nhất là phạt tù đến 2 năm.
Mang trên 5.000 USD phải khai báo báo không?
Theo Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN, cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế của Việt Nam mà mang theo đồng Việt Nam, các ngoại tệ khác có giá trị trên 5.000 USD hoặc trên 15 triệu đồng đều bắt buộc phải khao báo với hải quan cửa khẩu.
Cá nhân nhập cảnh mang theo tiền mặt bằng, thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số tài sản này vào tài khoản mở tại các tổ chức tín dụng được phép cũng phải khai báo hải quan cửa khẩu.
Còn khoản 2 Điều 2 Thông tư 11/2014/TT-NHNN quy định cá nhân Việt Nam và người nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu không được mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu. Nếu mang thì phải làm thủ tục gửi tại kho hải quan hoặc làm thủ tục chuyển ra nước ngoài và phải chịu mọi chi phí liên quan phát sinh.
Luật không giới hạn số lượng vàng được mang theo, nhưng nếu mang theo vàng trang sức, vàng mỹ nghệ (nhẫn, dây chuyền, vòng, hoa tai…) có tổng khối lượng từ 300 gram trở lên, người làm thủ tục xuất, nhập cảnh phải khai báo với cơ quan hải quan.
Trường hợp cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, chứng minh thư biên giới thì được đeo trên người vàng trang sức, mỹ nghệ với khối lượng từ 300 gram trở lên và cũng phải khai báo với cơ quan hải quan.
Với cá nhân nước ngoài định cư ở Việt Nam, khi nhập cảnh mang theo vàng (miếng, trang sức) có tổng khối lượng từ 300 gram trở lên phải khai báo với cơ quan hải quan. Trường hợp cá nhân Việt Nam định cư ở nước ngoài, khi xuất cảnh được mang theo vàng có tổng khối lượng từ 300 gram đến dưới 1 kg nhưng cũng phải khai báo với hải quan.
Tổng khối lượng vàng cá nhân mang theo từ 1 kg trở lên bắt buộc phải có giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cá nhân đó cư trú cấp; đồng thời phải khai báo với cơ quan hải quan.
Khi khai báo số tiền trên mức quy định phải có sự xác nhận của tổ chức tín dụng ngoại hối được cấp phép. Pháp luật không quy định về việc phải nộp thuế khi thực hiện thủ tục khai báo hải quan đối với tiền mặt.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Được mang bao nhiêu vàng khi nhập cảnh Việt Nam”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Đối với thẩm quyền quyết định chưa cho nhập cảnh. Thẩm quyền này thuộc nhiều cá nhân, cơ quan khác nhau. Không chỉ riêng người đứng đầu đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh.
Người đứng đầu đơn vị kiểm soát chỉ có thẩm quyền quyết định chưa cho nhập cảnh trong 6 trường hợp đầu. Các trường hợp tiếp theo, thẩm quyền lần lượt thuộc về:
Bộ trưởng Bộ Y tế;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nếu giá trị tài sản lớn thì cá nhân còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 188, Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015.
Điều 189 về Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới quy định: Người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100 triệu đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính trước đó thì có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Điều 21 Luật Xuất nhập cảnh quy định người nước ngoài không được nhập cảnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Không đủ các giấy tờ ở điều kiện thứ nhất.
Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh
Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
Bị buộc xuất cảnh chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
Vì lý do thiên tai.
Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Đôi lúc mọi người hay thắc mắc vì sao mình không được nhập cảnh. Mặc dù đã đủ các loại giấy tờ cần thiết. Đó chính là vì những người đó thuộc vào các trường hợp này.