Xin chào Luật sư X. Hiện tôi đang là công chức của Tòa án, tôi muốn hỏi rằng được làm trọng tài viên khi đang là công chức của Tòa án không? Mức xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định về hoạt động của Trọng tài viên như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Luật Trọng tài thương mại 2010
Trọng tài viên là ai?
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010)
Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.
Tiêu chuẩn để làm trọng tài viên?
Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010, những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015;
– Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
– Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản 1 Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.
Lưu ý: Những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010 nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:
– Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
– Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
Được làm trọng tài viên khi đang là công chức của Tòa án không?
Khoản 2 Điều 20 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:
– Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
– Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
=> Như vậy hiện nay bạn đang là công chức thuộc Tòa án nhân dân nên bạn không thể làm Trọng tài viên thương mại được.
Quyền và nghĩa vụ của trọng tài viên là gì?
Điều 21 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:
– Chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp.
– Độc lập trong việc giải quyết tranh chấp.
– Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp.
– Được hưởng thù lao.
– Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời.
– Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Mức xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định về hoạt động của Trọng tài viên.
Theo khoản 4 Điều 4 và Điều 27 Nghị định 82/2020/NĐ-CP
Nếu có hành vi vi phạm quy định về hoạt động của Trọng tài viên thì có thể bị xử phạt hành chính ở các mức phạt như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Giải quyết tranh chấp trong trường hợp Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên trong vụ tranh chấp;
+ Giải quyết tranh chấp trong trường hợp Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;
+ Giải quyết tranh chấp trong trường hợp Trọng tài viên đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của một trong các bên trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản;
+ Giải quyết tranh chấp khi có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Tiết lộ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
+ Hoạt động trọng tài thương mại mà không đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm Trọng tài viên.
– Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục: buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì phạt gấp đôi.
Như vậy, nếu có hành vi vi phạm quy định về hoạt động của Trọng tài viên thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 30.000.000 đồng theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Có thể xin cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu ở bất kỳ tỉnh thành nào?
- Mới 19 tuổi thì có thể bảo lĩnh cho bị can trong vụ án hình sự hay không?
- Ở trại giam vợ được gặp chồng trong bao lâu?
- Thi hành án tử hình, thân nhân có được hỗ trợ chi phí mai táng?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Được làm trọng tài viên khi đang là công chức của Tòa án không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục tặng cho nhà đất, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
– Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
– Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản này, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.
Theo quy định tại Điều 69 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp để xem xét hủy phán quyết trọng tài, thì có quyền làm đơn gửi Tòa án có thẩm quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp. Quyết định của Tòa án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.
Như vậy, phán quyết trọng tài không bị kháng cáo mà chỉ bị hủy theo các trường hợp quy định do Tòa án quyết định.
Để đảm bảo cho hoạt động của trọng tài hiệu quả, pháp luật cũng đưa ra những quy định nhằm hạn chế đối với một số người mặc dù đáp ứng được các điều kiện trên nhưng vẫn không được làm Trọng tài viên, bao gồm:
– Người đang là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, công chức thuộc tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án;
– Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.