Theo Bộ luật Lao động 2019, từ ngày 01/01/2021, một số trường hợp được ký nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. Vậy có được ký hợp đồng xác định thời hạn nhiều lần với người cao tuổi không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Ai được coi là người lao động cao tuổi?
Theo khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 quy định về khái niệm người lao động cao tuổi như sau:
Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu. Độ tuổi này được quy định như sau:
– Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
– Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Đối với trường hợp cửa hàng của anh/chị đang chuẩn bị thuê bảo vệ là một người 65 tuổi đã về hưu thì người này sẽ được coi là người lao động cao tuổi.
Quyền của người lao động cao tuổi.
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 2; khoản 3 Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền của người cao tuổi như sau:
Người lao động cao tuổi có các quyền sau:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể.
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động.
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc.
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
- Đình công.
- Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Nghĩa vụ của người lao động cao tuổi.
Tại khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019, người lao động cao tuổi có các nghĩa vụ sau:
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Được ký hợp đồng xác định thời hạn nhiều lần với người cao tuổi không?
Theo đó, Điều 149 BLLĐ 2019 quy định:
Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động (HĐLĐ) xác định thời hạn
Như vậy, từ 01/01/2021, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với người lao động cao tuổi ký kết HĐLĐ xác định thời hạn nhiều lần thay vì khi có nhu cầu, người sử dụng lao động chỉ có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ mới như hiện nay tại Điều 167 BLLĐ 2012.
Đồng thời, cũng theo BLLĐ 2019, người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Trong khi hiện nay, Điều 166 BLLĐ 2012 quy định, người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Không chỉ vậy, BLLĐ 2019 cũng đã bỏ quy định “năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian” hiện nay đang được nêu tại khoản 3 Điều 166 BLLĐ 2012.
04 trường hợp được ký nhiều lần HĐLĐ xác định thời hạn từ 2021.
Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định loại hợp đồng lao động:
“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.”
Theo quy định trên, những trường hợp sau đây có thể ký nhiều lần HĐLĐ xác định thời hạn:
– Người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước;
– Sử dụng người lao động cao tuổi;
– Sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
– Gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền được không?
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Làm bảo hiểm thất nghiệp cần photo những gì?
- Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì?
- Người lao động nghỉ ốm cần giấy tờ gì để được hưởng BHXH?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Được ký hợp đồng xác định thời hạn nhiều lần với người cao tuổi không? ”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như Xác nhận tình trạng hôn nhân, điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục ngừng kinh doanh công ty TNHH gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, hợp đồng lao động chỉ gồm 02 loại là hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn.
– Ít nhất 30 ngày: Hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 – 36 tháng.
– Ít nhất 03 ngày làm việc: Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng
Thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Thời gian Ít nhất 45 ngày