Dùng tiền từ thiện sai mục đích ban đầu lúc kêu gọi ủng hộ có là hành vi vi phạm pháp luật hay không? Liệu hành vi này sẽ bị xử phạt như thế nào? Đây là những vấn đề được cộng đồng mạng quan tâm. Để giải đáp cho vấn đề này, Luật Sư X mời bạn đọc tham khảo nội dung bài tư vấn dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Tình huống thực tiễn
Tình huống
Từ thiện; tiền từ thiện; cách chi tiền từ thiện do nghệ sĩ kêu gọi từ đợt bão lũ miền Trung hiện nay đang được dư luận bàn tán xôn xao. Trong đó, rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đã bị dính vào vòng xoáy dư luận. Chỉ vì cách thức sử dụng tiền từ thiện do mình kêu gọi ủng hộ. Mới đây, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã bị dân mạng chỉ trích; vì sử dụng tiền từ thiện ủng hộ người dân miền trung để sử chùa ở Nghệ An. Mức chi là hơn 140 triệu đồng.
Nhiều người cho rằng việc sử dụng tiền từ thiện hỗ trợ người dân vùng lũ để sửa chùa là sai mục đích sử dụng ban đầu. Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng khi bị chỉ trích dùng tiền cứu trợ lũ lụt để sửa chùa đã đáp trả như sau:
“Ngôi chùa này cũng đã bị hư hỏng rất nặng sau trận lũ lụt vừa rồi; nên ngoài 15 ngôi nhà Hưng đang xây thì Hưng góp tiền tu sửa”.
Lời giải thích
Theo đó, Đàm Vĩnh Hưng nói rằng ngôi chùa Xuân Long ở Nghệ An bị tàn phá nghiêm trọng sau bão lũ. Hơn nữa Nghệ An cũng là khúc ruột của miền Trung; và ngôi chùa được xem là đời sống tâm linh của người dân nơi đây; đồng thời là tín ngưỡng Phật giáo trên cả nước nói chung. Cho nên việc tu sửa lại ngôi chùa này là một cái duyên và rất đáng làm.
Tuy nhiên, hành vi của Ca sĩ này có bị coi là vi phạm quy định của luật hay không? thì còn cần phải xem xét trên nhiều phương diện, yếu tố khác nhau. Để có câu trả lời cho thắc mắc này, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây của Luật Sư X.
Nội dung tư vấn
Quy định về dùng tiền từ thiện của pháp luật
Đối với hoạt động kêu gọi từ thiện Nhà nước khuyến khích; tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức; cá nhân trong nước và ngoài nước với tinh thần đoàn kết; tương thân, tương ái; lá lành đùm lá rách trong việc đóng góp và tổ chức vận động đóng góp để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai. Nhằm ổn định cuộc sống, khôi phục và phát triển sản xuất; giúp đỡ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Việc đóng góp tiền được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện với lòng hảo tâm. Các cơ quan, tổ chức không tự đặt ra mức đóng góp tối thiểu để ép buộc người dân thực hiện. Và việc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân bổ và sử dụng tiền phải được thực hiện tập trung, kịp thời, đúng mục đích, đúng đối tượng, công khai và chỉ đạo thống nhất, đảm bảo tất cả nguồn tiền, hàng đều được chuyển đến cho các cá nhân, hộ gia đình và các địa phương bị thiệt hại.
Việc sử dụng tiền ủng hộ phải được sử dụng theo đúng mục đích huy động ban đầu để khắc phục hậu quả thiên tai. Nghiêm cấm sử dụng sai mục đích dưới bất kỳ hình thức nào. Như vậy, việc các nghệ sĩ kêu gọi ủng hộ thì phải sử dụng đúng mục đích kêu gọi lúc ban đầu. Mọi hành vi sử dụng sai mục đích tiền từ thiện đầu sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Dùng tiền từ thiện sai mục đích ban đầu xử lý thế nào?
Xử phạt đối với hành vi sử dụng tiền cứu trợ sai mục định tại Nghị định 144/2013/NĐ-CP. Cụ thể tại Điều 8 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định hành vi sử dụng tiền; phân phối tiền cứu trợ không đúng mục đích sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Điều 8: Vi phạm quy định về quản lý tiền, hàng cứu trợ
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Để hư hỏng, thất thoát tiền, hàng cứu trợ;
b) Sử dụng, phân phối tiền, hàng cứu trợ không đúng mục đích, không đúng đối tượng của nhà tài trợ;
c) Chiếm đoạt tiền, hàng cứu trợ.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm…
Bạn đọc có thể thích:
- Tại sao phải quản lý từ thiện?
- Chuyển nhầm tiền từ thiện, trách nhiệm thuộc về ai? Xử lý như thế nào?
- Nghệ sĩ “quên” chuyển tiền từ thiện có bị xử phạt không?
Liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X về vấn đề. Dùng tiền từ thiện sai mục đích ban đầu có vi phạm pháp luật không? Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp thực sự hữu ích dành cho bạn dọc. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Để không bị coi là dùng tiền từ thiện sai mục đích ban đầu thì việc triển khai sử dụng tiền từ thiện cần tuân theo những nguyên tắt sau:
– Nhà nước khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi
– Công tác tổ chức vận động, tiếp nhận, phân bổ và sử dụng tiền, hàng phải được thực hiện tập trung, kịp thời, đúng mục đích, đúng đối tượng, công khai và chỉ đạo thống nhất.
– Việc sử dụng tiền, hàng ủng hộ theo đúng mục đích; nghiêm cấm sử dụng sai mục đích dưới bất kỳ hình thức nào.
– Đối với khoản đóng góp, giúp đỡ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo phải được chuyển đến đúng đối tượng cần được giúp đỡ.
Dùng tiền từ thiện sai mục đích ban đầu, trục lợi từ hoạt động từ thiện đều là những hành vi bị nghiêm cấp trong hoạt động từ thiện.
Đối với những hành vi này, người vi phạm sẽ bị xử phạt như sau:
– Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
– Hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Nghị định 64/2008 quy định thời gian phát động quyên góp chậm nhất là sau 3 ngày kể từ ngày thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng xảy ra. Trong đó,
– Thời gian cấp trung ương; cấp tỉnh kéo dài không quá 60 ngày kể từ ngày bắt đầu phát động cuộc vận động đóng góp.
– Thời gian vận động, tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ ở cấp huyện và các tổ chức; đơn vị khác được cơ quan có thẩm quyền cho phép kéo dài không quá 30 ngày kể từ ngày bắt đầu cuộc vận động đóng góp.
– Thời gian phân phối tiền, hàng cứu trợ được thực hiện ngay trong quá trình vận động đóng góp; và kết thúc chậm nhất không quá 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian vận động đóng góp.
Không thực hiện đúng sẽ bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng; hoặc có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, có khung hình phạt đến 20 năm tù.