Tiền tệ là phương tiện thanh toán đại diện cho từng nước và chỉ được sử dụng trong lãnh thổ của nước đó. Với Việt Nam mình thì là Việt Nam đồng (VNĐ), vì mang tính quốc gia, lãnh thổ đất nước nên việc phát hành tiền sẽ chỉ có một mình nhà nước được độc quyền sản xuất và sẽ không để bất khì một bên thứ 2 nào can thiệp vào để tránh được những hành vi trục lợi nào trong việc in ấn được diễn ra. Vậy nên, việc in ấn tiền sẽ mang những dấu hiện nhận biết đặc trưng để tránh những hành vi làm giả gây thất thoát tiền của nhà nước và tất nhiên hành vi ín ấn, vận chuyển sử dụng tiền giả là hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm để không gây ảnh hưởng đến nền kinh tế nước nhà. Vậy Dùng tiền giả mua hàng hóa phạm tội gì?
Luật sư X sẽ trả lời câu hỏi xoay quanh vấn đề này trong bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
- Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010
- Bộ luật Hình sự 2015
- Nghị định 88/2019/NĐ-CP
- Nghị định 143/2021/NĐ-CP
Tiền giả là gì?
Căn cứ theo Điều 17 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định như sau:
“1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
- Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản “Nợ” đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản “Có” của Ngân hàng Nhà nước.”
Theo đó thì tiền giả là loại tiền không do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành.
Căn cứ theo Điều 23 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định:
“1. Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.
- Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật.
- Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
- Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy thì hành vi lưu hành tiền giả bị pháp luật cấm.
Dùng tiền giả mua hàng hóa phạm tội gì?
Chịu trách nhiệm hình sự về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
Cấu thành của tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
– Mặt khách quan:
- Hành vi làm tiền giả: làm tiền giả thông qua các hành vi in, photo, vẽ, hoặc các hình thức khác nhằm mục đích tạo ra tiền giống tiền thật.
- Hành vi tàng trữ tiền giả: tàng trữ tiền giả thông qua hành vi cất giữ dưới bất kỳ hình thức nào.
- Hành vi vận chuyển tiền giả: vận chuyển tiền giả từ nơ này qua nơi khác bằng mọi hình thức , mọi phương tiện như xe, tàu, máy bay, …
- Hành vi lưu hành tiền giả: lưu hành tiền giả thông qua các hành vi sử dụng tiền giả để thanh toán, trao đổi hàng hóa, …
– Mặt chủ quan: Do lỗi cố ý của người thực hiện.
– Khách thể: xâm phạm đến quy định của nhà nước về quản lý tiền tệ.
– Chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự từ đủ 16 tuổi trở lên, không thuộc các trường hợp được loại trừ , miễn trách nhiệm hình sự.
Chịu trách nhiệm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, hành vi vi phạm phải đáp ứng các yếu tố: “dùng thủ đoạn gian dối” và “chiếm đoạt tài sản của người khác”. Cụ thể:
– Khách thể: hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
– Chủ thể: là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.
– Mặt khách quan: hành vi dùng thủ đoạn gian dối, đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) thông qua lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản làm cho người có tài sản tin là sự thật nên đã tự nguyện giao tài sản cho người có hành vi gian dối để họ chiếm đoạt.
– Mặt chủ quan: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật và mong muốn chiếm đoạt tài sản của người khác. Ý định chiếm đoạt tài sản bao giờ cũng này sinh trước khi thực hiện hành vi lừa đảo.
Dùng tiền giả mua hàng hóa thì xử lý một hay hai tội?
Để xác định người thực hiện hành vi sử dụng tiền giả mua hàng hóa là phạm tội gì, chỉ phạm về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả hay hành vi đó vừa phạm Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả vừa phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cơ quan chức năng cần tiến hành điều tra, xác minh vụ việc.
Có thể thấy hành vi sử dụng tiền giả mua hàng hóa cũng được coi là một thủ đoạn gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, xét thấy hành vi sử dụng tiền giả và hành vi lừa đảo hoàn toàn khác nhau. Trong khi việc sử dụng tiền giả, lưu hành tiền giả được thể hiện dưới nhiều hình thức như dùng tiền giả để tặng cho, người tặng cho tiền giả biết tiền giả và người được cho tiền giả cũng biết tiền giả đó, bán lại, đổi tiền giả lấy tiền thật, trộn tiền giả với tiền thật để mua bán hàng hóa, …
Trong các hình thức trên có những hình thức người phạm tội không dùng thủ đoạn gian dối, cả người mua và người bán đều biết được tiền giả nhưng vẫn thực hiện giao dịch thì không phải trường hợp sử dụng thủ đoạn gian đối để chiếm đoạt tài sản của người khác thì hành vi này chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả. Còn đối với trường hợp người sử dụng tiền giả biết tiền giả nhưng cố ý sử dụng để mua bán hàng hóa mà người nhận không biết được thì ngoài tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Mức xử phạt đối với tội sử dụng tiền giả
Xử phạt hành chính
Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại Khoản 20 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ tiền tệ Việt Nam như sau:
– Phạt cảnh cáo đối với các hành vi:
- Khi phát hiện tiền giả loại mới mà không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền;
- Khi phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả mà không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền;
- Bố trí người chưa qua tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả hoặc chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tiền thực hiện công tác thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả;
- Không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi:
- Không thu giữ tiền giả khi phát hiện;
+Không tạm giữ tiền khi nghi ngờ tiền giả;
- Khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả mà không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả.
– Đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
– Ngoài ra còn bị tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm; buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm sao chụp, in ấn tiền giả; buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Truy tố trách nhiệm hình sự
Tùy theo mức độ vi phạm mà mức xử phạt hình sự đối với hành vi này cũng khác nhau, cụ thể:
- Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm
- Người phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
- Người phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Sử dụng tiền giả mà không biết có bị xử lý không?
Việc xác định lỗi là yếu tố quan trọng để chứng minh một người có hành vi sử dụng tiền giả mua hàng hóa có phạm tội hay không. Để xác định được lỗi thuộc thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng. Tại Điều 10 và Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về cố ý phạm tội và vô ý phạm tội.
Theo đó cố ý phạm tội là nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc để mặc hậu quả xảy ra.
Còn vô ý phạm tội là tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa; hoặc không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù hậu quả đó buộc người thực hiện hành vi đó phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Do đó, việc sử dụng tiền giả để mua hàng hóa là điều cấm của pháp luật và pháp luật quy định phải biết được hậu quả của nó, cho dù người sử dụng tiền giả thực hiện với lỗi cố ý hay lỗi vô ý thì đều phạm tội. Tuy nhiên nếu chứng minh được người sử dụng tiền giả không có lỗi khi thực hiện hành vi này thì người đó không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Sử dụng tiền giả bị phạt thế nào theo quy định mới năm 2023?
- Hành vi tráo đổi tiền giả lấy tiền thật bị xử lý như thế nào?
- Thuê đất trả tiền hàng năm có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Dùng tiền giả mua hàng hóa phạm tội gì” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Hợp thửa đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 207 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về vận chuyển tiền giả như sau:
“Điều 207. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.“
Theo đó, người có hành vi vận chuyển tiền giả sẽ bị phạt tù theo các mức độ vi phạm nêu trên.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đối với hành vi mua tiền giả thì được chia làm hai trường hợp:
Hành vi mua bán chưa hoàn thành và người mua chưa nhận được tiền giả: Điều 207 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 chỉ quy định về hành vi làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả. Do đó, nếu như hành vi mua bán chưa hoàn thành và người mua chưa nhận được tiền giả thì vẫn chưa đủ căn cứ để truy tố tội tàng trữ tiền giả. Vì vậy, trong trường hợp này có thể không bị truy tố trách nhiệm hình sự.
Hành vi mua bán đã hoàn thành và người mua đã nhận được tiền giả: giai đoạn này được xem là đủ cấu thành tội phạm theo Điều 207 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 và có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự.