Hiện trạng, trên mạng xã hội có các clip ghi lại cảnh các thanh niên nằm ngửa trên yên; dùng chân điều khiển xe máy chạy với tốc khá nhanh. Những clip, video như thế này đã tạo lên làn sóng phản đối; mạnh mẽ trong cộng đồng mạng đối với hành động gây mất trật tự an toàn giao thông. Vậy, Dùng chân điều khiển xe bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Nội dung tư vấn
Dùng chân điều khiển xe sẽ bị xử phạt
Căn cứ Điều 30 Luật Giao thông đường bộ theo quy định về người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy như sau:
“3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.“
Như vậy, hành vi dùng chân điều khiển xe là hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực an toàn giao thông. Đối với hành vi này, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Dùng chân điều khiển xe bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật?
Tại Điểm a Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định:
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng và bị tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Trong đó có:
Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
Bên cạnh đó, theo Khoản 10 Điều 6; quy định về việc tước quyền sử dụng GPLX đối với hành vi dùng chân điều khiển xe:
“10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện.”
Như vậy, người vi phạm sẽ bị xử phạt từ 6 -8 triệu đồng theo quy định trên; ngoài ra còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 -4 tháng.
Dùng chân điều khiển xe ô tô bị xử phạt như thế nào?
Tùy thuộc vào loại phương tiện bạn điều khiển; mà mức phạt của lỗi điều khiển xe bằng chân như sau:
- Nếu bạn điều khiển ô tô bằng chân thì sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng và bị tước bằng lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
- Nếu bạn điều khiển xe máy thì 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
- Nếu bạn điều khiển xe đạp, xe đạp máy bằng chân thì mức phạt của bạn là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Phương thức nộp phạt khi vi phạm dùng chân điều khiển xe
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP; thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông; thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước; được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt: Tại vùng sâu, vùng xa; biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân; tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
– Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).
Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Dùng chân điều khiển xe bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Hành vi đốt xe máy của bạn nhậu bị xử lý như thế nào?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điểm b Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; thì hành vi trên bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng. Nếu trước đó bạn đã bị xử phạt đối với lỗi vi phạm này thì thời gian tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe là từ 03 đến 05 tháng.
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điều khiển xe máy chạy ngoài khu dân cư nhưng bị quá 22 km/h thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn sẽ còn bị tước Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ trên 35 km/h thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn sẽ còn bị tước Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
“Điều 34. Xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép;