Thời gian gần đây, lợi dụng tình hình của dịch bệnh Covid-19; các đối tượng xấu đã lợi dụng phát tán trên không gian mạng nhiều thông tin sai sự thật; gây hoang mang, lo lắng lắng cho dư luận. Đưa tin sai sự thật về dịch Covid-19 là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm minh. Vậy, cụ thể hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào? Các bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017);
Luật An ninh mạng năm 2018;
Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Đưa tin sai sự thật về dịch Covid-19 là gì?
Thông tin sai sự thật là những thông tin chưa được cơ quan chức năng xác nhận; hoặc đã cắt xén có chủ đích, không đúng bản chất sự thật ban đầu. Một số thông tin đến từ các nguồn không chính thống cũng có khả năng rất cao là tin giả, bịa đặt. Do đó, một khi những thông tin này phát tán trong môi trường công nghệ cao như hiện nay; thì thiệt hại của chủ thể mà những thông tin trên hướng tới sẽ ngay lập tức phát sinh.
Các thông tin sai sự thật được phát tán thường với mục đích chủ yếu là tạo sự chú ý, “câu like”, “câu view”. Người đưa tin sai sự thật chủ yếu là giới trẻ; hoặc những người không hiểu biết về pháp luật.
Các đối tượng xấu đã lợi dụng phát tán trên không gian mạng nhiều thông tin sai sự thật; xuyên tạc tình hình dịch bệnh và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương trong nỗ lực phòng, chống dịch bệnh.
Thông tin giả mạo, không đúng sự thật về dịch bệnh phát tán trên mạng xã hội khiến người dân hoang mang, lo lắng; ảnh hưởng xấutới kế hoạch, quá trình chống dịch của toàn dân.
Đưa tin sai sự thật về dịch Covid-19 bị xử lý như thế nào?
Xử phạt hành chính
Tùy thuộc vào các vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến. Cụ thể:
Đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật; xuyên tạc về tình hình dịch COVID-19; hoặc cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt về tình hình dịch COVID-19, gây hoang mang trong Nhân dân; thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19 mà mình đã đăng tải.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo; thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19 gây dư luận xấu; thì bị xử lý về “tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017).
Đồng thời, Luật An ninh mạng năm 2018 cũng nghiêm cấm hành vi đưa tin sai sự thật về dịch Covid-19; gây hoang mang trong nhân dân; gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước; hoặc người thi hành công vụ, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Người có những hành vi trên gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội; sẽ bị xử lý hình sự. Cụ thể, sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật; nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự; hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm về tội vu khống.
Trên đây là tư vấn của Luật sư X; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Xem thêm: Phí chuyển CCCD gắn chíp cao hơn phí chuyển phát thông thường
Câu hỏi thường gặp
Hành vi này là vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác; thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Ngoài ra, những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Bôi nhọ danh dự là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, Người bị bôi nhọ danh dự có quyền làm đơn tố giác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Ngoài ra, việc gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác có thể tiến hành đòi bồi thường theo quy định tại BLDS.
Tùy thuộc vào mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính. Nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục nguời khác, tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.