Mới đây tên mạng xã hội có xuất hiện một video ghi tại nhà dân ở TP. Hồ Chí Minh có hai đối tượng dùng xăng thiêu rụi chiếc xe ô tô. Tổng thiệt hại của hành vi này ước tính lên đến 1 tỉ đồng. Theo thông tin được biết hai thanh niên này được thuê đốt ô tô với giá 5 triệu đồng. Hiện nya, công an TP.HCM đã bắt giam hai đối tượng là Ngô Tấn Đạt và Nguyễn Thành Long (cả hai đều sinh năm 2005, cư trú tại tỉnh An Giang) với hành vi “hủy hoại tài sản”. Vậy hành vi đốt xe ô tô của người khác bị xử lý như thế nào theo quy định hiện nay? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật về hành vi huỷ hoại tài sản ở bài viết sau nhé!
Căn cứ pháp lý
Hành vi huỷ hoại tài sản là gì?
Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Tài sản có thể thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức, Nhà nước hoặc của toàn dân. Mỗi tài sản đều có giá trị sử dụng nhất định, có ý nghĩa cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, một số người lại có hành vi đập phá, hủy hoại tài sản của người khác để thỏa mãn sự bực tức, nhằm thu lợi hoặc vì những lý do cá nhân khác. Theo cách hiểu thông thường hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi làm cho tài sản bị mất giá trị sử dụng hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản
Hành vi này có thể được thực hiện dưới dạng: hành động (như đập, đốt, phá, cài thuốc nổ…) và không hành động (như bỏ mặc cho tài sản rơi vào tình trạng bị hư hại hoặc tiêu huỷ). Hành vi có thể được người phạm tội thực hiện bằng các hình thức, công cụ, phương tiện khác nhau (dùng dao, búa, gậy, hóa chất,…).
Các dấu hiệu cấu thành tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Để truy cứu trách nhiệm về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thì cơ quan có thẩm quyền phải có nghĩa vụ chứng minh người phạm tội có các hành vi để đủ yếu tố cấu thành về tội danh này, ngược lại nếu không chứng minh được có hành vi vi phạm thì không được buộc tội.
Một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 178 BLHS 2015 nếu như hành vi của họ đáp ứng đủ các dấu hiệu cấu thành của tội phạm này. Bao gồm:
a. Mặt chủ thể tội hủy hoại tài sản
Chủ thể của tội này là chủ thể thường, tức là người từ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, những người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này khi thực hiện các hành vi được quy định tại khoản 3 (gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng) và khoản 4 (gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên) Điều 178 Bộ luật Hình sự.
b. Mặt khách thể tội hủy hoại tài sản
Hành vi phạm tội này xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
Tuy nhiên, khác với các tội xâm phạm đến quyền sở hữu khác, những người phạm tội này không phải đều vì mục đích thu lợi bất chính. Những người phạm tội này, nếu vì mục đích thu lời thì thường không phải là chủ mưu mà chỉ đóng vai trò đồng phạm, tham gia hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác để nhận được một khoản tiền hoặc lợi ích khác từ người chủ mưu.
c. Mặt chủ quan tội hủy hoại tài sản
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Người phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác luôn đặt ra mục đích trước khi thực hiện hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác nên không thể có trường hợp phạm tội do vô ý.
Mục đích của người phạm tội là mong muốn huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác. Ngoài mục đích này, người phạm tội không có mục đích nào khác và mục đích này cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
d. Mặt khách quan tội hủy hoại tài sản
Trong cấu thành cơ bản của Tội xâm phạm chỗ ở của người khác, người phạm tội có các hành vi sau đây:
Hủy hoại tài sản: là hành vi làm cho tài sản của người khác mất hẳn giá trị sử dụng hoặc mất hẳn công năng; không thể khôi phục lại được hoặc khó có thể khôi phục lại được.
Xử lý hành chính đối với hành vi huỷ hoại tài sản của người khác
Hành vi hủy hoại tài sản chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, với mức phạt tiền cao nhất lên đến 5.000.000 đồng, ngoài ra còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Cụ thể:
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Đốt xe ô tô của người khác bị xử lý như thế nào?
Hành vi đốt xe ô tô của hai thanh niên này được xem là lỗi cố ý. Vì vây, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178; Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017. Cụ thể như sau:
Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
Có tổ chức;
Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
Tài sản là bảo vật quốc gia;
Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
Để che giấu tội phạm khác;
Vì lý do công vụ của người bị hại;
Tái phạm nguy hiểm,
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đốt nhà của người khác do lỗi vô ý
Căn cứ Điều 180 Bộ luật hình sự, quy định về Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.
Đồng phạm xúi dục đốt ô tô của người khác xử lý như thế nào?
Được biết trong vụ trên Đạt và Long khai nhận được một người tên Bảy thuê với giá 5 triệu đồng để đến địa chỉ được giao đốt ô tô của người khác.
Đối tượng “ Bảy” trong vụ việc này đã có hành vi xúi giục, thuê 2 đối tượng trên thực hiện hành vi đốt xe gây thiệt hại lớn. Hành vi này được coi là đồng phạm trong tội hủy hoại tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự
Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
- Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
- Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
- Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
- Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
Theo quy định này, đối tượng Bảy là kẻ chủ mưu, cầm đầu sẽ phải chịu trách nhiệm chung về tội cùng thực hiện. Cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự giống với hai người đốt ô tô.
Mời bạn xem thêm:
- Lệ phí trước bạ xe ô tô cũ là bao nhiêu?
- Cách đi đúng làn đường cho ô tô như thế nào?
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu xe ô tô mới 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đốt xe ô tô của người khác bị xử lý như thế nào?”. Hy vọng sẽ mang đến kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về các vấn đề như đăng ký kinh doanh, xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ, xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm,… của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,..Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tư vấn.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định:
Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
a. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Có tổ chức;
– Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
– Tài sản là bảo vật quốc gia;
– Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
– Để che giấu tội phạm khác;
– Vì lý do công vụ của người bị hại;
– Tái phạm nguy hiểm.
b. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
c. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.