Xin chào Luật sư! Tôi có câu hỏi pháp lý mong được Luật sư tư vấn giúp. Cụ thể như sau: Vì có thù oán với nhau trong làm ăn; không tốt trong mùa dịch nên cách đây vài ngày; anh trai tôi bị kẻ thù; phóng hỏa đốt nhà trong đêm. May sao lúc đó; vẫn có người đi ngoài đường nên phát hiện đám cháy và báo cho gia đình anh tôi chạy thoát ra ngoài. Tuy nhiên, sau vụ việc đã gây thiệt hại lên tới 500 triệu đồng. Vậy, Đốt nhà của người khác bị xử phạt bao nhiều năm tù theo quy định? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Phân tích hành vi đốt nhà của người khác
Về mặt khách thể, hành vi đốt nhà là hành vi cố ý hoặc vô ý làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản của người khác; trong trường hợp nó không làm tổn hại và thương tích sức khỏe cho người khác. Đây cũng là một điểm khác với các tội có tính chất chiếm đoạt như cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản.
Nếu huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nhằm mục đích xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của con người thì hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trở thành thủ đoạn của hành vi giết người hoặc cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Chủ thể tội phạm phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà ở đây là hành vi hủy hoại tài sản hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác.
Về mặt khách quan, hành vi đốt nhà của người khác là việc làm cho tài sản mất hẳn giá trị sử dụng không thể khôi phục lại được và như vậy toàn bộ giá trị tài sản không còn. Ví dụ: Đốt cháy một căn nhà, một chiếc xe ôtô cháy thành tro bụi.
Về mặt chủ quan, mục đích của người phạm tội là mong muốn huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác.
Đốt nhà của người khác do lỗi cố ý
Hành vi đốt nhà của người khác do lỗi cố ý nếu cấu thành các yếu tố trên thì; người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178; Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017. Cụ thể như sau:
Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm,
…
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đốt nhà của người khác do lỗi vô ý
Căn cứ Điều 180 Bộ luật hình sự, quy định về Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.
Điều 180. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Như vậy, tùy vào lỗi cố ý hay vô ý, mức độ thiệt hại lớn hay nhỏ để xác định người có hành vi phạm tội có bị cơ quan chức năng tạm giữ để xử lý hay không. Ngoài ra, người có hành vi phạm tội còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Bộ luật dân sự 2015. Khi đó, người phạm tội cần luật sư để có cách bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho mình.
Căn cứ theo Điều 589 Bộ luật dân sự 2015, các bên thỏa thuận về mức bồi thường; hình thức bồi thường. Người chịu bồi thường có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Giải quyết tình huống
Hành vi của đốt nhà của đối tượng trên vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật. Bởi đối tượng đốt nhà có chủ đích từ trước do hằn thù; và hậu quả xảy ra chỉ là thiệt hại về tài sản. Cho nên, căn cứ Điều 178; Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017; đối tượng có thể bị phạt tù 10 năm đến 20 năm.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Đốt nhà của người khác bị xử phạt bao nhiều năm tù theo quy định?
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Đốt nhà của người khác bị xử phạt bao nhiều năm tù theo quy định?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
- Tội phóng hỏa đốt nhà người khác sẽ bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Hủy hoại (hay phá hoại) tài sản của người khác là hành vi làm cho tài sản bị mất đi giá trị sử dụng hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản đó. Hành vi hủy hoại tài sản có thể hiểu là hành vi làm cho tài sản của người khác bị thiệt hại đến mức làm mất hẳn giá trị hoặc mất hẳn công năng, giá trị sử dụng hoặc bị tiêu hủy hoàn toàn. Hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi làm tài sản của người khác bị mất một phần hoặc giảm giá trị hoặc giảm giá trị sử dụng nhưng ở mức độ có thể khôi phục, sửa chữa lại được.
Chủ thể của tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là chủ thể thường. Nghĩa là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đều có thể trở thành chủ thể của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này có hai khoản nhưng không có trường hợp nào quy định là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.