Tội gây rối trật tự công cộng là hành vi cố ý phá vỡ tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ, qua việc vi phạm quy tắc sống lành mạnh, nếp sống văn minh. Vậy pháp luật quy định như thế nào về đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng? Hình thức xử phạt ra sao? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Tội gây rối trật tự công cộng là gì?
Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự về Tội gây rối trật tự công cộng như sau:
“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
Xử phạt hành chính với hành vi gây mất trật tự công cộng.
Các mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng được quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:
Hành vi | Mức phạt tiền |
– Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP; – Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng; – Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị; – Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; – Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;- Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư. | Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. |
– Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng; – Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng; – Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự ;- Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ; – Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép; – Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác;- Đốt và thả “đèn trời”;- Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ; – Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; – Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; – Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền. | Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. |
– Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP; – Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; – Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;- Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm; – Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”; – Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không có đủ hồ sơ, tài liệu pháp lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc đăng ký theo quy định; – Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về nguồn nhân lực theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp; – Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ, nhà xưởng, sân bãi theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp; – Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không bảo đảm tiêu chuẩn an ninh, an toàn và các điều kiện về môi trường theo quy định của pháp luật. | Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. |
– Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng; – Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác; – Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; – Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức; – Tổ chức, tham gia tập trung đông người trái pháp luật tại cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước hoặc các địa điểm, khu vực cấm; – Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu; – Vào mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu trái phép; – Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ treo cờ, biểu ngữ, thả truyền đơn, phát loa tuyên truyền ngoài quy định của phép bay; – Viết, phát tán, lưu hành tài liệu, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. | Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. |
– Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;- Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;- Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm cấm, khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh;- Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;- Sàm sỡ, quấy rối tình dục;- Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng;- Thực hiện thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có chủng loại hoặc chất lượng không phù hợp với loại sản phẩm đã đăng ký theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;-Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ phóng, bắn, thả từ trên không các loại vật, chất gây hại hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại khi không được phép. | Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. |
Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ quay phim, chụp ảnh từ trên không khi không được phép. | Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. |
Thực hiện hoạt động bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ không đúng nội dung trong phép bay do cơ quan có thẩm quyền cấp. | Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. |
Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ nhưng không chấp hành các lệnh, hiệu lệnh của cơ quan quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay. | Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. |
Thực hiện thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi chưa có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp. | Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. |
Thực hiện hoạt động bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ khi chưa có phép bay do cơ quan có thẩm quyền cấp. | Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. |
Sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ cản trở hoặc gây mất an toàn cho các phương tiện bay khác. | Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. |
Cách xác định đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng.
Có tổ chức.
Cũng như đối với các trường hợp phạm tội có tổ chức khác; phạm tội gây rối trật tự công cộng có tổ chức là trường hợp nhiều người; cố ý cùng thực hiện một tội phạm; có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm; trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi dục, người giúp sức.
Xúi giục người khác gây rối.
Xúi dục người khác gây rối là hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác; thực hiện hành vi gây rối. Tuy nhiên, hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện hành vi; gây rối nhưng không thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức; với vai trò là người xúi dục trong vụ án đồng phạm. Tuy nhiên khi xác định hành vi xúi dục người khác gây rối cần phải chú ý:
Nếu việc xúi dục không liên quan trực tiếp đến hành vi gây rối của Toà án cấp phúc thẩm; thì không phải là người xúi dục người khác gây rối.
Xác định tội danh không chính xác trong trường hợp; vượt quá của đồng phạm: Đây là trường hợp gây rối trật tự công cộng; có hậu quả gây thương tích. Việc xác định tội danh trong trường hợp này đòi hỏi phải làm rõ sự bàn bạc; thỏa thuận của các đối tượng cùng nhau thực hiện hành vi gây huyên náo; mất an ninh trật tự là mục đích chính hay việc thỏa thuận cùng nhau gây thương cho người khác. Các đối tượng thỏa thuận đi đánh nhau nhưng không thực hiện được hành vi phạm tội; do gặp phải sự cản trở của người khác nhưng những đối tượng còn lại; không bị cản trở, vẫn gây thương tích cho người bị hại; thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.
Ngoài những đối tượng trực tiếp chuẩn bị hung khí, tham gia gây thương tích; cho người bị hại còn những đối tượng khác cùng tham gia; gây huyên náo trật tự công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự; thì cần phải xử lý về tội Gây rối trật tự công cộng.
Phân hóa vai trò người đồng phạm giúp sức với người thực hành; trong trường hợp phạm tội chưa đạt: Cũng cần chú ý phân biệt giữa vai trò của các đồng phạm; trong trường hợp chuẩn bị hung khí cho các đối tượng khác đi đánh nhau; (khoản 6 Điều 134) với trường hợp đồng phạm; với vai trò là người thực hành chưa gây thương tích cho người khác; (chịu chung hậu quả với người thực hành). Đây là trường hợp đồng phạm với vai trò giúp sức; nhưng hành vi chưa gây hậu quả thương tích còn trường hợp các đồng phạm khác; đã gây hậu quả thương tích rồi thì không xử lý theo khoản 6 Điều 134; mà xử lý theo khung, khoản mà các đồng phạm khác cùng thực hiện.
Nhầm lẫn giữa hành vi can ngăn của người làm chứng với hành vi đồng phạm tham gia đánh nhau. Đây là trường hợp căn cứ vào ý thức chủ quan, hành vi khách quan của người liên quan; trong vụ án để xác định tư cách tham gia tố tụng.
Việc xác định ý thức chủ quan của những người đi cùng trong nhóm đối tượng đánh nhau; gây thương tích; rất quan trọng đặc biệt là trường hợp khi họ có thực hiện một số hành động; chống trả cần thiết để can ngăn các đối tượng đánh nhau. Việc xác định chính xác hành vi nào là can ngăn; là tấn công gây thương tích đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền; phải nghiên cứu hồ sơ chi tiết, tỉ mỉ, hệ thống hóa chứng cứ rõ ràng; để tránh bị sai sót trong quá trình giải quyết vụ án.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
- Thời gian xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
- Mẫu trả lời đơn kiến nghị của công dân mới năm 2022
- Đơn xin giải thể hợp tác xã mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, đơn xin trích lục quyết định ly hôn, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đồng phạm là những người cùng tham gia vào việc thực hiện một tội phạm như: cùng thực hiện tội phạm có thể là trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm (là người thực hành), thực hiện hành vi chủ mưu, chỉ huy, cầm đầu việc thực hiện tội phạm (là người tổ chức), người thực hiện hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm (là người xúi giục); tạo điều kiện về tinh thần hay vật chất cho người khác thực hiện tội phạm (là người giúp sức). Khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mỗi người đồng phạm không chỉ cố ý với hành vi phạm tội của mình mà còn biết và mong muốn sự cùng tham gia của những người đồng phạm khác
Về ý chí: những người đồng phạm khi thực hiện hành vi đều mong muốn cùng thực hiện tội phạm và mong muốn hậu quả chung của tội phạm xảy ra.
Trước đây việc xem xét dấu hiệu pháp lý của đồng phạm bao gồm: Dấu hiệu khách quan và dấu hiệu chủ quan. Trong đó, dấu hiệu khách quan bao gồm cả dấu hiệu của chủ thể tội phạm. Tuy nhiên, hiện nay BLHS 2015 đã quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Do vậy, cần xem xét, nghiên cứu dấu hiệu này một cách độc lập; qua đó có góc nhìn toàn diện hơn khi xem xét trách nhiệm của cá nhân và pháp nhân trong vụ án đồng phạm.