Hiện nay, tình hình phạm tội ngày một tăng cao, kèm theo đó là những vụ phạm tội có những thủ đoạn tinh vi, gây mất trật tự an toàn xã hội nghiêm trọng. Một trong những tội phạm đang có xu hướng ngày một tăng cao hiện nay chính là các tội phạm về xâm phạm quyền sở hữu tài sản. Tội cưỡng đoạt tài sản cũng đang là một trong những vấn đề đáng lo ngại. Trong bài viết dưới đây của Luật sư X, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề ” đồng phạm tội cưỡng đoạt tài sản” để biết thêm những kiến thức phục vụ cho đời sống.
Câu hỏi: Chào luật sư, tôi có một người bạn hiện nay được cơ quan điều tra xác định là đồng phạm trong vụ án cưỡng đoạt tài sản. Luật sư có thể cho tôi hỏi là nếu là đồng phạm tội cưỡng đoạt tài sản thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Đồng phạm là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.“
Theo khái niệm này đồng phạm gồm các dấu hiệu sau:
– Sự tham gia của hai người trở lên;
– Hai người đó cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Thứ nhất, đồng phạm đòi hỏi phải có ít nhất hai người và hai người này phải có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm. Tức là cả hai người đều phải có điều kiện có năng lực trách nhiệm hình sự (có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự). Nếu trong trường hợp tội phạm được thực hiện là tội phạm có chủ thể đặc biệt thì dấu hiệu chủ thể đặc biệt chỉ đòi hỏi ở người đồng phạm là người thực hành.
Thứ hai, về dấu hiệu cố ý cùng thực hiện tội phạm có nghĩa là mỗi người phải cố ý tham gia vào tội phạm với một trong bốn hành vi như sau:
– Hành vi thực hiện tội phạm. Người có hành vi này được gọi là người thực hành;
– Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm. Người có hành vi này được gọi là người tổ chức;
– Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm. Người có hành vi này được gọi là người xúi giục;
– Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm. Người có hành vi này được gọi là người giúp sức.
Nếu không có một trong những hành vi này thì không thể coi là cùng thực hiện và do vậy cũng không phải là người đồng phạm.
Trong vụ đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành vi tham gia nhưng không đòi hỏi nhất thiết phải như vậy và có thể chỉ có một loại hành vi tham gia. Người người được coi là đồng phạm có thể tham gia với một loại hành vi nhưng cũng có thể tham gia với nhiều loại hành vi khác nhau. Họ có thể tham gia từ đầu nhưng cũng có thể tham gia khi tội phạm đã xảy ra nhưng chưa kết thúc quá trình phạm tội.
Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định của pháp luật
Theo điều 170, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản thì:
Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Đặc trưng cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội.
Đe doạ sẽ dùng vũ lực là hành vi ( lời nói hoặc hành động) làm cho người bị đe doạ sợ nếu không giao tài sản cho người phạm tội thì sẽ bị đánh đập tra khảo, bị đau đớn về thể xác.
Thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần là những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng ngoài việc đe doạ sẽ dùng vũ lực và thủ đoạn này đã uy hiếp tinh thần của người có tài sản hoặc của người có trách nhiệm về tài sản như: Doạ sẽ tố cáo với chồng về việc vợ ngoại tình, doạ sẽ tố cáo việc phạm tội hoặc việc làm sai trái của người có tài sản hoặc người có tránh nhiệm về tài sản.v.v…
Có thể nói, cưỡng đoạt tài sản là tìm mọi cách làm cho người có tài sản hoặc người có trách nhiệm về tài sản sợ hãi phải giao tài sản cho người phạm tội. Như vậy, hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác mà người phạm tội thực hiện là nhằm chiếm đoạt tài sản.
Đồng phạm tội cưỡng đoạt tài sản
Đồng phạm trong tội cưỡng đoạt tài sản là trường hợp phạm tội do nhiều người cùng tham gia thực hiện, có tính nguy hiểm cao cho xã hội, được thực hiện với hình thức lỗi cố ý trái quy định của pháp luật hình sự.
Đồng phạm trong đội tưởng đoạt tài sản được quy định với mục đích xác định là một hình thức phạm tội trong tội cưỡng đoạt tài sản, phân hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt của những người đồng phạm trong tội cưỡng đoạt tài sản. Những người đồng phạm trong tội cưỡng đoạt tài sản đều có chung hình thức lỗi là lỗi cố ý trong mặt chủ quan của tội phạm.
– Những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm mà chúng cùng thực hiện;
– Khi xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm cần tuân thủ nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự, những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về việc đã cùng thực hiện tội phạm.
Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của những người đồng phạm khác mà trước đó không có sự bàn bạc và thống nhất với nhau cũng như không có sự tiếp nhận mục đích của nhau. Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, miễn trách nhiệm hình sự…được áp dụng riêng đối với từng người phạm tội.
Dấu hiệu cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản
Tội cưỡng đoạt tài sản có những dấu hiệu như sau:
Dấu hiệu về chủ thể tội phạm
Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản: người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại khoản 1 Điều170, vì khoản 1 Điều 170 là tội phạm nghiêm trọng. Trong khi đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Dấu hiệu về khách thể của tội phạm
Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản cũng tương tự như tội cướp tài sản và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tức là cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể ( quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân), nhưng chủ yếu là quan hệ tài sản. Nếu có xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì không phải là những thiệt hại về thể chất (tính mạng, thương tật), mà chỉ có thể là những thiệt hại về tinh thần ( sự sợ hãi, lo âu), tuy có ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng không gây ra thương tích cho người bị hại; tính chất và mức độ xâm phạm đến quan hệ nhân thân ít nghiêm trọng hơn nhiều so với tội cướp tài sản hoặc tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan
Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể thực hiện một trong những hành vi khách quan sau:
– Hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực: Người phạm tội có thể đe doạ sẽ dùng vũ lực đối với người có trách nhiệm về tài sản nhưng cũng có thể đe doạ sẽ dùng vũ lực đối với người khác ( chủ yếu là đối với người thân của người có trách nhiệm với tài sản ).
– Những thủ đoạn người phạm tội dùng để uy hiếp tinh thần người bị hại nằm chiếm đoạt tài sản : Ngoài hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực đối với người có trách nhiệm về tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản, thì người phạm tội còn có thể thực hiện những thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản để chiếm đoạt tài sản.
Hậu quả
– Tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức, điều này được thể hiện ngay điều văn của điều luật “nhằm chiếm đoạt tài sản”, do đó cũng như đối với tội cướp tài sản và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt, hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc để định tội, nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện hành vi đe dạo sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản là tội phạm đã hoàn thành.
Tuy nhiên, nếu gây ra hậu quả thì tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt nặng hơn hoặc là tình tiết xem xét khi quyết định hình phạt.
Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm
Tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Nếu hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản lại nhằm một mục đích khác mà không nhằm chiếm đoạt tài sản thì không phải là tội cưỡng đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm tương ứng khác.
Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội có thể có trước khi thực hiện hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản, nhưng cũng có thể xuất hiện trong hoặc sau khi đã thực hiện hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản.
Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội danh.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đồng phạm tội cưỡng đoạt tài sản“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; đăng ký mã số thuế cá nhân; tạm dừng công ty; công văn tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102..
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Vi phạm bản quyền trong xuất bản
- Giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực là gì?
- Quy định hồ sơ tuyển dụng viên chức như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm mà chúng cùng thực hiện;
– Khi xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm cần tuân thủ nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự, những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về việc đã cùng thực hiện tội phạm.Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của những người đồng phạm khác mà trước đó không có sự bàn bạc và thống nhất với nhau cũng như không có sự tiếp nhận mục đích của nhau. Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, miễn trách nhiệm hình sự…được áp dụng riêng đối với từng người phạm tội.
Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đối với tội cưỡng đoạt tài sản thì mức hình phạt tù có thời hạn cao nhất lên đến 20 năm.
Đồng thời, tại điểm a khoản 1 Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định phạm tội cưỡng đoạt tài sản có tổ chức là một trong những tình tiết phạm tội có khung hình phạt từ 03 – 10 năm tù. Như vậy, trường hợp phạm tội cưỡng đoạt tài sản có tổ chức có thể bị phạt đến 10 năm tù.
Ngoài ra, phạm tội cưỡng đoạt tài sản trong một số trường hợp sau đây cũng bị phạt từ 03 – 10 năm tù:
– Có tính chất chuyên nghiệp;
– Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 – dưới 200 triệu đồng;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Tái phạm nguy hiểm.