Chào Luật sư, vừa qua, em trai tôi có thực hiện hành vi phạm tội; đó chính là việc giúp sức cho một người khác trộm cắp tài sản có giá trị lên tới 50 triệu đống. Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra có triệu tập em tôi lên lấy lời khai. Cơ quan điều tra có thông báo rằng em tôi chính là đồng phạm trong vụ án trên. Tuy nhiên, về phía gia đình chúng tôi vẫn chưa hiểu rõ về chế định đồng phạm là gì? Trường hợp này việc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm được pháp luật quy định như thế nào? Mong luật sư giải đáp thắc mắc của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây, Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái niệm
- Tội phạm có thể chỉ do một người thực hiện nhưng cũng có thể do nhiều người cùng gây ra. Trường hợp có nhiều người cố ý cùng thực hiện tội phạm được gọi là đồng phạm.
- Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.
- Trong Luật hình sự, đồng phạm được coi là hình thức phạm tội đặc biệt. Cơ sở và phạm vi trách nhiệm hình sự trong đồng phạm có điểm khác so với trường hợp phạm tội riêng lẻ. Do vậy, có những điều luật riêng quy định bổ sung về trách nhiệm hình sự của người đồng phạm; cũng như của từng loại người đồng phạm.
Dấu hiệu về mặt khách quan của đồng phạm
Về mặt khách quan, đồng phạm có hai dấu hiệu: Có từ hai người trở lên và cùng thực hiện tội phạm
Đồng phạm có ít nhất hai người trở lên
- Đồng phạm đồi hỏi phải có ít nhất hai người và hai người này phải có đủ điều kiện của chủ thể phạm tội. Đó là điều kiện có năng lực trách nhiệm hình sự (có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi; đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự)
- Dấu hiệu chủ thể đặc biệt không đòi hỏi phải có ở tất cả các chủ thể mà chỉ đòi hỏi ở một loại người đồng phạm là người thực hành
Cùng thực hiện tội phạm
Vấn đề này được xác định dựa trên các hành vi sau
- Hành vi thực hiện tội phạm (thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm). Người có hành vi này được gọi là người thực hành.
- Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm (tổ chức thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm). Người có hành vi này được gọi là người tổ chức
- Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm (giúp sức người khác thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm). Người có hành vi này được gọi là người giúp sức
- Trong vụ án đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành vi tham gia; nhưng không đòi hỏi nhất thiết phải như vậy và có thể chỉ có một loại hành vi tham gia.
- Người đồng phạm có thể tham gia với một loại hành vi; nhưng cũng có thể tham gia với nhiều loại hành vi khác nhau. Họ có thể tham gia từ đầu; nhưng cũng có thể tham gia khi tội phạm đã xảy ra nhưng chưa kết thúc.
Các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm
- Trong đồng phạm, tội phạm được thực hiện là do sự nỗ lực hợp sức chung của tất cả những người cùng tham gia. Hành vi của mỗi người là bộ phận cần thiết trong hoạt động chung đó.
- Hậu quả thiệt hại của tội phạm là kết quả hoạt động chung của tất cả những người cùng thực hiện gây ra. Hơn nữa, bản thân tội phạm cũng là thể thống nhất.
- Do đó, không thể chia cắt tội phạm để buộc mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm về một phần của tội phạm.
Theo nguyên tắc này, Luật Hình sự Việt Nam xác định
- Tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố; xét xử về cùng tội danh, theo cùng điều luật và trong phạm vi chế tài điều luật ấy quy định
- Các nguyên tắc chung về việc truy cứu trách nhiệm hình sự; về quyết định hình phạt; về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm; mà những người này đã thực hiện được áp dụng chung cho tất cả
Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm
- Trong vụ đồng phạm, mỗi người đồng phạm tuy phải chịu trách nhiệm chung về tội phạm mà họ cùng thực hiện; nhưng do trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân nên việc xác định trách nhiệm hình sự cho từng người đồng phạm vẫn dựa trên hành vi cụ thể của mỗi người
Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ
- Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người đồng phạm khác. Trong đó, hành vi vượt quá này được hiểu là hành vi vượt ra ngoài ý định chung của những người đồng phạm; và hành vi này có thể cấu thành tội phạm khác hoặc thỏa mãn dấu hiệu khung hình phạt tăng nặng.
- Việc miễn trách nhiệm hình sự; hoặc miễn hình phạt đối với người đồng phạm này không loại trừ trách nhiệm của những người còn lại
- Hành vi của người tổ chức, xúi giục hay giúp sức; dù chưa đưa đến việc thực hiện tội phạm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự
- Hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người đồng phạm này không loại trừ trách nhiệm hình sự của những người khác
Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
- Trong vụ đồng phạm, những người tham gia tuy phạm cùng một tội; nhưng tính chất và mức độ của họ không giống nhau; hành vi tham gia của mỗi người có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội riêng. Do vậy, trách nhiệm của mỗi người phải được xác định khác nhau
- Bộ luật Hình sự nước ta xác định chính sách hình phạt Nhà nước là: “Nghiêm trị và kết hợp với khoan hồng”. Nghiêm trị với người chủ mưu, cầm đầu; chỉ huy, ngoan cố,…Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú; thành khẩn khai báo,…
- Chính sách này được thể hiện rõ trong đường lối xét xử các vụ đồng phạm về tội xâm phạm an ninh quốc gia. Bởi vì trong các vụ án này; bên cạnh người cầm đầu, chủ mưu; hoạt động đắc lực còn có khá đông phạm tội do bị lừa phỉnh, ép buộc,..
- Chính sách nghiêm trị kết hợp với khoan hồng cũng được thể hiện rõ trong các tội phạm khác; nếu trong các vụ đồng phạm này có sự phân hóa rõ rệt hai loại người – một bên là người cầm đầu và một bên là những người nhất thời phạm tội
Có thể bạn quan tâm
- Che giấu tội phạm sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định?
- Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm theo quy định?
- Miễn trách nhiệm hình sự dựa vào những căn cứ nào?
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đồng phạm là gì?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; thì Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; thì Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;