Chào Luật sư, tháng 03/2023 vừa qua khi đang trong quá trình kinh doanh buôn bán tại quán ăn thì quán ăn của tôi có một vụ đánh ghen, nguyên nhân của vụ đánh ghen này là do người vợ ghen tuông quá mức nên đánh nhầm người, hậu quả của việc đánh ghen đó là quán của tôi bị hư hỏng bàn ghế và phải đóng cửa để tu sửa mất 10 triệu đồng. Nay khi phiên toà của nạn nhân yêu cầu chị vợ phải bồi thường vật chất do hành vi đánh ghen gây ra, về phía quán của tôi cũng muốn làm đơn yêu cầu độc lập về việc bồi thường thiệt hại. Thế nên, Luật sư có thể cho tôi hỏi đơn yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự năm 2023 – Tải xuống ở đâu ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về đơn yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự năm 2023 – Tải xuống ngay. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Định nghĩa về Mẫu đơn yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự là gì?
Yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự là một quyền lợi vô cùng chính đáng và được pháp luật Việt Nam cho phép dành cho những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong một vụ án dân sự. Và các yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự sẽ được phía Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân đang thụ lý và xét xử vụ nán đó xem xét và giải quyết tại phiên toà. Khi tiến hành nộp đơn yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự sẽ được quyền nộp các dẫn chứng về việc yêu cầu của mình và chứng minh cho dẫn chứng đó của mình là đúng và hợp pháp.
Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan như sau:
“1. Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây:
a) Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
b) Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
c) Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.”
Đơn yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự năm 2023 – Tải xuống ngay
Để có thể tải xuống thành công một mẫu đơn yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự năm 2023 thì bạn sẽ thường tiến hành việc tìm kiếm trên Google. Tuy nhiên không phải mẫu đơn yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự năm 2023 nào bạn kiếm trên Google cũng đúng. Bởi hiện nay mẫu đơn yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự năm 2023 chính xác nhất chính là mẫu đơn yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự năm 2023 chính là mẫu số 01-VDS được ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Nếu bạn muốn tải xuống mẫu đơn yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự năm 2023 thì phải tải xuống được mẫu đơn này. Hiếu được tâm lý đó, Luật sư X xin được phép gửi đến cho quý đọc giả mẫu đơn yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự năm 2023 đúng mẫu số 01-VDS.
Hướng dẫn chi tiết cách viết đơn yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự
Để có thể hướng dẫn chi tiết cách viết đơn yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự, tại Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã có những chú giải và hướng dẫn hết sức cụ thể về cách điển cách thông tin trên mẫu số 01-VDS. Dựa vào các ghi chú và thông tin hướng dẫn, người dân chỉ cần đọc kỹ các hướng dẫn ở phần ghi chú và tiến hành điền các thông tin cá nhân tương tự như nội dung hướng dẫn thì sẽ nhanh chóng có thể hoàn thành được đơn yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự.
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01-VDS:
(1) Ghi loại việc dân sự mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải Quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (ví dụ: Yêu cầu tuyên bố một người mất tích; yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu;…).
(2) và (5) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi “- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày ………” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu. Trường hợp có nhiều người cùng làm đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,… và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.
(4) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
(6) Ghi cụ thể những nội dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.
(7) Ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.
(8) Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó.
(9) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.
(10) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1, 2, 3,… (ví dụ: 1. Bản sao Giấy khai sinh của ông Nguyễn Văn A; 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Trần Văn B và bà Phạm Thị C;….).
(11) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu (ví dụ: Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2018; Hưng Yên, ngày 18 tháng 02 năm 2019).
(12) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp người yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp có nhiều người cùng yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn yêu cầu.”
Thời hạn nộp đơn yêu cầu độc lập là bao lâu?
Thời hạn nộp đơn yêu cầu độc lập là bao lâu? Thời hạn nộp đơn yêu cầu độc lập sẽ diễn ra trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo từ phía cơ quan Toà án có thẩm quyền đang thụ lý đơn khởi kiện vụ án dân sự. Tuy nhiên nếu bạn đang phân phân có nên nộp đơn yêu cầu độc lập hay không thì bạn có quyền gia hạn thời gian nộp đơn yêu cầu đọc lập thêm 15 ngày nữa để có thời gian suy nghỉ. Chính vì quy định đó, mà hiện nay tổng số thời gian có thể nộp đơn yêu cầu độc lập đã lên đến con số 30 ngày.
Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi nhận được thông báo như sau:
“1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có).
Trường hợp cần gia hạn thì bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có đơn đề nghị gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do; nếu việc đề nghị gia hạn là có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
2. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Tòa án cho xem, ghi chép, sao chụp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.”
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ chỉnh sửa giấy khai sinh mới năm 2023
- Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có bị phạt tù?
- Luật hợp tác xã nông nghiệp quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Đơn yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự năm 2023 – Tải xuống ngay“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như Ly hôn nhanh Bắc Giang cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 195 Bộ luật Tố Tụng Dân sự 2015 thì thời hạn thụ lý vụ án dân sự được quy định như sau:
– Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
– Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
– Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Theo quy định tại khoản 3 điều 150 Bộ Luật dân sự 2015; có định nghĩa về thời hiệu khởi kiện được hiểu như sau:
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện; để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
– Trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 189 của Bộ luật này thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện để họ sửa đổi, bổ sung trong thời hạn do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng; trường hợp đặc biệt, Thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày. Văn bản thông báo có thể được giao trực tiếp, gửi trực tuyến hoặc gửi cho người khởi kiện qua dịch vụ bưu chính và phải ghi chú vào sổ nhận đơn để theo dõi. Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện không tính vào thời hiệu khởi kiện.
– Trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 4 Điều 189 của Bộ luật này thì Thẩm phán tiếp tục việc thụ lý vụ án; nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.