Để bảo vệ các quyền cũng như lợi ích hợp pháp của mình liên quan đến các nội dung trong lĩnh vực đát đai thì việc nắm được và hiểu các quy định của phá luật về vấn đề này là rất cần thiết. Chẳng hạn như trong trường hợp thửa đất của gia đình mình bị thu hồi giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án khác thì chúng ta nên nắm được các quy định liên quan đến việc giải phóng mặt bằng cũng như việc đền bù khi đã bị thu hồi đất để giải phóng mặt bằn này ra sao. Vậy thì ” Đơn yêu cầu đền bù giải phóng mặt bằng” có nội dung như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây ngay nhé.
Giải phóng mặt bằng là gì?
Theo quy định của Luật Đất đai cũng như các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn hiện hành chưa có quy định cụ thể nào giải thích về khái niệm giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta có thể hiểu hoạt động giải phóng mặt bằng là việc phá bỏ hoặc di dời các tài sản trên đất như công trình xây dựng, cây cối, hoa màu …. để phục vụ cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng công trình mới trên đất.
Thông thường, công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện khi Nhà nước có chủ trương thu hồi đất nhằm thực hiện các mục đích theo quy định.
Tại Điều 66 Luật Đất đai 2013 có quy định về thẩm quyền thu hồi đất như sau:
Thẩm quyền thu hồi đất
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
Theo đó, sẽ có 02 cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để giải phóng mặt bằng, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thẩm quyền thu hồi sẽ có sự khác nhau, gồm:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Ủy ban nhân dân cấp huyện
Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền thu hồi của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
Hoạt động giải phóng mặt bằng thường được thực hiện khi Nhà nước có dự án quy hoạch khu đô thị. khu dân cư hoặc thu hồi đất nhằm phục vụ cho những mục đích an ninh, quốc phòng thì việc vận động người dân giải phóng mặt bằng là yếu tố đóng vai trò tiên quyết. Điều này đảm bảo lợi ích của cả Nhà nước và tránh được nhiều rủi ro cho người dân, ngược lại người dân sẽ nhận được chính sách về giải phóng mặt bằng của Nhà nước và cần đảm bảo về nơi tái định cư cho người dân sau khi đồng ý với quyết định thu hồi đất của Nhà nước.
Giải phóng mặt bằng là một quá trình phức tạp và cần phải cân bằng lợi ích của cả chủ đầu tư và người dân. Nếu vấn đề này không được giải quyết khéo léo và triệt để sẽ dẫn đến việc tranh chấp kéo dài.
Cách tính đền bù giải phóng mặt bằng
Hoạt động đền bù khi giải phóng mặt bằng là một trong những hoạt động cần thiết và mang tính bắt buộc phải thực hiện khi Nhà nước ra quyết định thu hồi đất của người dân để thực hiện các nhiệm vụ của đất nước. Việc bồi thường giải phóng mặt bằng này nhằm trả lại một giá trị tương xứng với giá trị của thửa đất bị thu hồi đó cho người sử dụng đất đang sử dụng ổn định trên phần đất nói trên.
Giải phóng mặt bằng được thực hiện khi Nhà nước thu hồi đất để làm đường, xây dựng công trình phục vụ mục đích công cộng, phát triển kinh tế – xã hội…
Về nguyên tắc đền bù giải phóng mặt bằng, tại Điều 74 Luật Đất đai 2013 quy định:
– Người sử dụng đất được bồi thường khi có đủ điều kiện;
– Đền bù bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất
Về cách tính tiền đền bù giải phóng mặt bằng, theo điểm d khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013 quy định, giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Đồng thời, theo khoản 3 Điều 114 Luật Đất đai năm 2013, giá đất cụ thể được quy định như sau:
- Việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp.
- Căn cứ kết quả tư vấn xác định giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình UBND cấp tỉnh quyết định.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 15 Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định, căn cứ theo nguyên tắc, phương pháp định giá đất và kết quả tổng hợp, phân tích thông tin về thửa đất, giá đất thị trường, UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể.
Tóm lại, có thể thấy giá đất cụ thể làm căn cứ đền bù giải phóng mặt bằng do UBND cấp tỉnh quyết định, người dân khó có thể tự tính được chính xác thửa đất của mình được bồi thường bao nhiêu tiền khi bị thu hồi mà chỉ được thông báo giá bồi thường.
Giá đất cụ thể được xác định bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng đối với trường hợp tính tiền bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi được tính như sau:
Giá trị của thửa đất cần định giá (01m2) = Giá đất trong bảng giá đất x Hệ số điều chỉnh giá đất
Trong đó:
– Giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành ban hành áp dụng theo từng giai đoạn 05 năm. Muốn biết chính xác người dân phải xem đúng địa chỉ, vị trí thửa đất (vị trí 1, vị trí 2, vị trí 3, vị trí 4),…
– Hệ số điều chỉnh giá đất khi tính tiền bồi thường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Tuy nhiên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định hệ số điều chỉnh giá đất cho từng dự án tại thời điểm Nhà nước quyết định thu hồi đất. Nói cách khác, hệ số điều chỉnh giá đất sẽ không công bố trước và áp dụng theo từng năm như đối với trường hợp tính tiền sử dụng đất khi cấp Sổ đỏ, Sổ hồng cho diện tích vượt hạn mức.
Đơn yêu cầu đền bù giải phóng mặt bằng
Mẫu đơn yêu cầu đền bù giải phóng mặt bằng là mẫu đơn được các cá nhân, hộ gia đình là người sử dụng đất lập ra để đề nghị về việc thức hiện đền bù theo quy định của pháp luật khi thu hồi đất đai để giải phóng mặt bằng. Mẫu đơn nêu rõ nội dung đề nghị, thông tin người làm đơn, lý do bồi thường.
Mời bạn xem và tải về Đơn yêu cầu đền bù giải phóng mặt bằng tại đây:
Cách viết mẫu Đơn yêu cầu đền bù giải phóng mặt bằng
(1) Hoặc chủ thể khác có thẩm quyền như Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn), Ban chỉ đạp giải phóng mặt bằng, Sở Tài nguyên và môi trường,… tùy thuộc vào thời điểm bạn phản ánh, tình trạng vi phạm, hành vi vi phạm cụ thể
(2) Tư cách của bạn trong việc làm đơn, ví dụ: là thành viên tổ dân phố số …, xã (phường, thị trấn) …, huyện (quận, thị xã) …, tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) …
(3)Bạn trình bày hoàn cảnh, lý do dẫn đến việc bạn làm đơn này, theo đó, bạn trình bày thực trạng áp dụng các quy định về giải phóng mặt bằng của khu vực, tình trạng vi phạm các quy định này cũng như khó khăn gặp phải do sự mâu thuẫn của quy định về giải phóng mặt bằng này đối với những văn bản đã và đang được áp dụng tại khu vực,…
(4) Bạn có thể liệt kê các tác hại của việc này
(5) Đưa ra đề nghị, phương án giải quyết của bạn, nếu có, như có các phương án xử lý chủ thể vi phạm để hạn chế vi phạm tiếp diễn, sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn chi tiết việc áp dụng các quy định tồn tại nhiều cách hiểu/ xung đột với các quy định khác,…
(6) Bạn đưa ra số lượng, tình trạng văn bản mà bạn gửi kèm
Mời bạn xem thêm
- Khám bệnh trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Bảo hiểm y tế trái tuyến được hưởng bao nhiêu?
- Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng quy định thế nào?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật đất đai đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đơn yêu cầu đền bù giải phóng mặt bằng” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ xin xác nhận độc thân. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, quy trình đền bù giải phóng mặt bằng thực hiện như sau:
Bước 1: Thông báo thu hồi đất
Thông báo sẽ được gửi đến tất cả người dân có đất thu hồi thôn qua các phương tiện thông tin đại chúng như loa phát thanh, truyền hình trong khu vực và niêm yết tại Trụ sở Ủy ban nhân dân xã.
Bước 2: Thu hồi đất
Căn cứ Điều 66 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền thu hồi đất được quy định như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn, đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam ổn định gia đình ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có tính năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện: Có thẩm quyền thu hồi đất đối với các hộ gia đình, các nhân, cộng đồng dân cư, đất của người Việt đang ổn định gia đình tại nước ngoài.
Bước 3: Thống kê tài sản có trên đất
Bước 4: Lập kế hoạch bồi thường
Đơn vị lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng là đơn vị tổ chức có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Bước 5: Thu thập ý kiến của dân
Trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng phải tổ chức trưng cầu ý kiến của người dân, đảm bảo việc bồi thường phải hợp lý, thỏa đáng và đúng quy định pháp luật.
Bước 6: Hoàn thành hồ sơ bồi thường
Phê duyệt kế hoạch bồi thường, tiến hành kiểm tra thực hiện.
Bước 7: Tiến hành chi trả, bồi thường
– Sau 30 ngày, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền có trách nhiệm chi trả, bồi thường, hỗ trợ cho người có đất nằm trong diện thu hồi sau khi có quyết định thu hồi đất.
– Trường hợp diện tích đất thu hồi có tranh chấp thì số tiền đền bù sẽ được chuyển vào kho bạc nhà nước. Cơ quan nhà nước sẽ tiếp tục trả tiền cho những người có đất bị thu hồi sau khi tranh chấp được giải quyết.
Bước 8: Bàn giao địa điểm cho chủ đầu tư
Bồi thường giải phóng mặt bằng là một trong những giải pháp nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất khi Nhà nước ra quyết định thu hồi đất.
Đền bù giải phóng mặt bằng thực tế diễn ra tương đối phức tạp, cần phải cân bằng lợi ích của cả chủ đầu tư và người dân nếu không sẽ dễ dẫn đến tranh chấp.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc giải phóng mặt bằng được thực hiện khi nhà nước có quyết định thu hồi đất trong các trường hợp:
Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;
Thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.