Thưa Luật sư X. Hiện tại, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư giải đáp như sau: Trước đây tôi sinh sống tại Gia Lai, tuy nhiên mấy tháng gần đây tôi đã ra Thành phố Hà Tĩnh làm việc và thuê một căn trọ ở đây. Tuần trước, ba mẹ tôi vừa gọi điện thông báo cho tôi rằng có giấy triệu tập từ Tòa án gửi về cho tôi. Do lúc anh C và chị D xảy ra xích mích thì tôi có mặt ở đó làm chứng. Hiện tại, vụ anh C và chị D được đưa ra Tòa để giải quyết. Tuy nhiên, hôm Tòa định tôi lại không thể xin nghỉ làm để về quê tham dự phiên tòa. Vậy, Luật sư có thể cung cấp thông tin cho tôi về đơn xin vắng mặt theo giấy triệu tập như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Đơn xin vắng mặt theo giấy triệu tập như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Quy định pháp luật về sự vắng mặt như thế nào?
Trong một vụ án dân sự có thể xảy ra hai trường hợp: sự vắng mặt của nguyên đơn và sự vắng mặt của bị đơn.
Sự vắng mặt của nguyên đơn tại phiên tòa
Theo quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì:
Nếu vắng mặt tại phiên tòa lần thứ 1 thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án triệu tập hợp lệ tham gia phiên tòa lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt thì phải có đơn xin xét xử vắng mặt. Tòa án chỉ xem xét hoãn phiên tòa nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Nếu vắng mặt mà không có đơn xin xét xử vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện. Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện.
Sự vắng mặt của bị đơn tại phiên tòa
Theo quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì:
Đối với bị đơn, nếu vắng mặt tại phiên tòa lần thứ 1 thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án triệu tập hợp lệ tham gia phiên tòa lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ. Trừ trường hợp vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa.
Nếu trong cùng một vụ án mà bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt lần 2 và không có đơn xin xét xử vắng mặt thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố và tiến hành xét xử vụ án để giải quyết yêu cầu của nguyên đơn.
Điều kiện Tòa án xét xử vắng mặt trong vụ án dân sự là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 238 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện:
– Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có Đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
– Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có Đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có Đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
Như vậy, trường hợp các đương sự, người tham gia tố tụng khác có Đơn đề nghị xét xử vắng mặt, Tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt theo quy định.
Trường hợp nào phải viết đơn xin vắng mặt theo giấy triệu tập?
Khác với Bộ luật Tố tụng Dân sư, bộ luật Tố tụng hình sự quy định một cách đầy đủ và chi tiết về các trường hợp và đối tượng phải viết đơn xin xét xử vắng mặt nếu có yêu cầu. Cụ thể:
– Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.
– Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp:
+ Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;
+ Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
+ Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;
+ Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.
Như vậy, có thể thấy, pháp luật quy định rõ trường hợp phải viết đơn xin xét xử vắng mặt ở đây là bị cáo.
Đơn xin vắng mặt theo giấy triệu tập như thế nào?
Nội dung của đơn xin xét xử vắng mặt gồm những gì?
Đơn xin xét xử vắng mặt bao gồm có các nội dung như sau:
– Nơi gửi đơn: Tại Tòa án đang xem xét giải quyết vụ án của người làm đơn;
– Thông tin người làm đơn: Ghi đầy đủ thông tin gồm: Họ và tên; năm sinh; số Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân; địa chỉ liên hệ; số điện thoại…
– Lý do vắng mặt. Cần ghi rõ các lý do không thể tham dự phiên tòa, có thể là:
+ Do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, …;
+ Lý do sức khỏe;
+ Do thân nhân bị ốm trong trường hợp cấp cứu và có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp tiếp nhận khám và điều trị.
Thân nhân bị ốm của đương sự bao gồm: Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con cái; …
Khi vắng mặt tại phiên tòa, đương sự cần nộp cho Tòa án các giấy tờ, tài liệu, văn bản chứng minh việc vắng mặt của mình là đúng đắn có lý do chính đáng và hợp pháp.
– Đưa ra yêu cầu của mình với phiên tòa: Tùy vào từng vụ việc cụ thể, người viết đơn đưa ra yêu cầu đối với phiên tòa xét xử.
– Cam kết và chữ ký của người làm đơn.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Đơn xin vắng mặt theo giấy triệu tập chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đơn xin vắng mặt theo giấy triệu tập như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về văn phòng dịch vụ thám tử. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Sang tên sổ đỏ có cần ký giáp ranh không theo quy định 2023?
- Cung cấp thông tin biện pháp bảo đảm theo quy định?
- Chấm dứt biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Câu hỏi thường gặp
Đối với đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau:
Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;
Khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, Chủ tọa phiên tòa công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc đơn đề nghị Hội đồng xét xử vắng mặt. Vậy nếu thuộc trường hợp nêu trên thì Tòa án vẫn xét xử vắng mặt bị đơn.
Sau khi Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt bị đơn, bị đơn vẫn được quyền kháng cáo bản án sơ thẩm. Theo quy định tại Điều 273 BLTTDS 2015, thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án; đối với bị đơn không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, bị đơn phải có mặt, hoặc có thể ủy quyền cho người khác thay bị đơn tham gia phiên tòa. Nếu bị đơn không tham gia được và không có người đại diện tham gia, nhưng có đơn xin xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên tòa mà không có sự có mặt của bị đơn.
Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, nếu bị đơn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử trong trường hợp sau:
Bị đơn không có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa;
Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa nhưng có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa nhưng không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử và đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn.