Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Mai Thị Thủy, tôi hiện nay đang làm kế toán cho công ty vật liệu xây dựng. Vừa rồi tôi đi khám thì phát hiện mình có nguy cơ mắc ung thư nên phải vào viện điều trị sớm càng nhanh càng tốt. Sau khi suy nghĩ kĩ để không làm ảnh hưởng đến năng suất công ty nên tôi quyết định sẽ nghỉ việc. Tuy nhiên tôi đang có chút băn khoăn không biết viết mẫu đơn này như thế nào cho đúng quy định. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi mẫu đơn xin nghỉ việc vì sức khỏe không tốt như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với sự tin tưởng của bạn thì chúng tôi xin giải đáp câu hỏi “Đơn xin nghỉ việc vì sức khỏe không tốt như thế nào?” qua bài viết dưới đây như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động 2019
Người lao động nghỉ việc có cần công ty chấp thuận?
Hiện nay, nhiều người lao động nhất là các bạn trẻ có xu hướng bỏ việc giữa chừng khi thấy công việc hay môi trường làm việc không còn phù hợp. Vậy những trường hợp đó có được nghỉ mà không cần công ty chấp thuận hay không thì căn cứ theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2019, tại Điều này có rất nhiều căn cứ để người lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, nếu muốn nghỉ việc trước khi hết hạn hợp đồng, người lao động có thể chọn một trong 02 cách sau:
Cách 1: Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Theo cách này thì người lao động sẽ cùng thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động để có thể nghỉ việc.
Cách 2: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp. Căn cứ vào Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần người sử dụng lao động đồng ý.
“Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”
Theo đó, người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động khi đã báo trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày nếu hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 đến 36 tháng; ít nhất 03 ngày làm việc nếu hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng. Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể, người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước như bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc, không được trả đủ lương, không được bố trí đúng công việc, địa điểm làm việc như đã thỏa thuận,..
Như vậy, đối với trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì chỉ cần tuân thủ đúng các yêu cầu theo quy định của pháp luật thì khi nghỉ việc không cần phải có sự đồng ý từ phía công ty.
Đơn xin nghỉ việc vì sức khỏe không tốt như thế nào?
Mời bạn tham khảo mẫu đơn xin nghỉ việc vì sức khỏe không tốt của Luật sư X dưới đây:
Hướng dẫn viết mẫu đơn xin nghỉ việc vì sức khỏe không tố:
Mở đầu
Ở phần đầu mẫu đơn, người viết sẽ viết dòng đầu tiên là Quốc hiệu và dòng thứ hai ngay bên dưới là Tiêu ngữ. Với hai dòng này, người viết đưa vào trong đơn để đảm bảo đúng hình thức mẫu đơn nói chung, tuân thủ đúng quy định về thể thức viết đơn.
Ở phía bên dưới của mẫu đơn này chính là tên của tờ đơn xin nghỉ việc, người viết sẽ viết tên đơn xin nghỉ đúng quy chuẩn là làm nổi bật rõ ràng loại mẫu đơn, bạn hãy ghi bằng chữ in hoa, chọn bôi đậm và tên được căn ở giữa.
Nội dung
Trong nội dung đơn xin nghỉ việc thì người viết đơn cần viết đầy đủ nội dung cụ thể như sau:
– Viết rõ người/bộ phận/cơ quan tiếp nhận tờ đơn nghỉ việc: “Kính gửi” + tên người nhận/đơn vị nhận đơn/bộ phận tiếp nhận… có thẩm quyền để giải quyết đơn xin nghỉ việc vì lý do sức khỏe của cá nhân.
– Viết rõ thông tin của cá nhân xin nghỉ việc:
Bạn cần phải ghi một cách trang trọng và đầy đủ thông tin gồm: Họ tên đủ đầy, chức vụ bạn làm và bộ phận bạn làm việc. Tiếp đến là thông tin về số chứng minh thư nhân dân của mình, địa chỉ nơi bạn ở…
Nội dung quan trọng nhất trong đơn mà bạn cần chú tâm để ghi đó là lý do mà bạn xin nghỉ. Hãy đảm bảo ghi lý do vừa ngắn gọn lại vừa có được sự đồng cảm của người đọc. Lý do hướng tới vấn đề sức khỏe không thể tiếp tục làm việc được.
Bạn cần phải ghi rõ tên vấn đề liên quan tới sức khỏe mà bạn gặp phải để nhà tuyển dụng biết tính chất bệnh của bạn, đánh giá xem xét mức độ bệnh để duyệt nghỉ việc cho từng thành viên. Cùng với đó, người viết đơn phải ghi rõ về thời gian chính xác mà bạn muốn bàn giao công việc của mình, thời gian được nghỉ việc chính thức.
Bạn có thể ghi thêm nội dung người nhận bàn giao tùy vào tính chất của công ty, còn nếu không thì bạn chỉ có thể đợi công ty phân người cụ thể nhận bàn giao sau khi nhận được đơn xin nghỉ việc của bạn. Nếu là bạn chủ động bàn giao công việc cho cá nhân cụ thể theo đề xuất của bạn thì bạn hãy ghi rõ ràng về nội dung bàn giao đối với công việc.
Phần kết
Khi bạn viết đầy đủ mọi thông tin xin nghỉ việc bởi lý do sức khỏe thì bạn hãy cam kết về những thông tin đó, đảm bảo tạo được lòng tin cho doanh nghiệp. Đồng thời đừng bao giờ thiếu lời cảm ơn thể hiện thái độ chân thành của bản thân với người/bộ phận tiếp nhận đơn xin nghỉ việc của bạn.
Cuối cùng bạn hãy ký tên và sau đó ghi đầy đủ họ tên của bạn. Bổ sung thêm tên của bộ phận/cá nhân có thẩm quyền (nếu có) để phê duyệt mẫu đơn.
Xin nghỉ nhưng công ty không đồng ý thì xử lý thế nào?
Có rất nhiều trường hợp công ty chèn ép không cho người lao động nghỉ việc, điều này có đúng với quy định pháp luật hay không? Vậy nếu trong những trường hợp đó xử lý ra sao, thì ngay cả khi công ty không giải quyết đơn xin nghỉ của người lao động thì người lao động vẫn có thể nghỉ việc mà được coi là chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cho mình, người lao động cần chú ý những điều sau:
– Phải đảm bảo thời gian báo trước.
Trừ một số lý do đặc biệt không cần báo trước thì những trường hợp còn lại, người lao động đều cần báo trước cho người sử dụng lao động biết.
Dù pháp luật không quy định hình thức báo trước nhưng để có bằng chứng về việc đã thông báo cho người sử dụng lao động biết, người lao động nên gửi thông báo nghỉ việc bằng văn bản hoặc email.
Trong đó, ghi rõ lý do chấm dứt hợp đồng lao động, thời điểm sẽ chính thức nghỉ việc và yêu cầu người hoặc phòng/ban có thẩm quyền phụ trách xác nhận việc nhận thông báo.
– Nếu bị người sử dụng lao động gây khó dễ, không đồng ý chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý như sau:
Nếu đã xin nghỉ và đáp ứng thời gian báo trước mà công ty vẫn cố tình gây khó dễ bằng việc giữ giấy giờ hoặc không chốt sổ bảo hiểm xã hội, người lao động có thể khiếu nại đến Sở Lao động – Thương bình và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở. Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động; tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người bị xâm phạm thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 18 Nghị định này hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
Theo đó, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những quyền mà người lao động có thể thực hiện khi đáp ứng đúng quy định pháp luật. Do đó, việc người sử dụng lao động không đồng ý cho người lao động nghỉ việc được xem là xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.
Vì thế người lao động có thể tiến hành khiếu nại khi người sử dụng lao động không đồng ý cho mình nghỉ việc.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Đơn xin nghỉ việc vì sức khỏe không tốt như thế nào? chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Đơn xin nghỉ việc vì sức khỏe không tốt như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ đất ao chuyển sang đất thổ cư,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Nghỉ việc trong thời gian thử việc báo trước bao nhiêu ngày?
- Cách viết mail xin nghỉ việc trong thời gian thử việc
- Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần viết đơn không?
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 38 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“Điều 38. Hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Mỗi bên đều có quyền hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, bạn có thể hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của mình. Tuy nhiên, bạn phải hủy bỏ việc này trước khi hết thời hạn báo trước và phải được công ty đồng ý thì bạn mới có thể tiếp tục làm việc.
Theo Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động theo thời gian quy định như trên.
Theo khoản 1 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.
…”
Theo đó, hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm những giấy tờ nêu trên. Trường hợp của bạn không cần phải có giấy tờ ghi nhận thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động.