Phá hoại tài sản là hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật, xâm hại đến quan hệ sở hữu của mỗi cá nhân. Hành vi phá hoại tài sản ở mức độ nghiêm trọng còn gây thiệt hại, tổn thất nặng nề về tài sản, về tinh thần. Chính vì thế khi có hành vi phá hoại tài sản diễn ra mỗi người cần thông báo sự việc đến cơ quan chức năng để có phương hướng xử lý phù hợp. Để thông báo nhanh nhất người bị phá hoại tài sản có thể sử dụng đơn tố cáo. Dưới đây là mẫu đơn tố cáo phá hoại tài sản thông dụng nhất Luật sư X gửi đến bạn. Mong rằng bạn sẽ có được những thông tin cần thiết.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là phá hoại tài sản của người khác?
Phá hoại tài sản của người khác là hành vi của 1 người cố ý gây thiệt hại đến tài sản của người khác (bị suy giảm, mất công dụng hoặc giá trị sử dụng vốn có của nó). Đây được xác định là hành vi vi phạm pháp luật cần phải xử lý theo quy định của pháp luật.
Đơn tố cáo phá hoại tài sản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, Ngày……tháng……năm………
******
ĐƠN TỐ CÁO
V/v Hành vi phá hoại tài sản
Kính gửi: …………………………………………………
Thông tin người tố cáo (1)
Họ tên: ………………………………………………………………………………..
Ngày tháng năm sinh: ………………………. Giới tính:…………………..Dân tộc: ………..
Số CCCD/CMND: ……………………………………… Ngày cấp: ……………………………..
Nơi cấp: ……………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………
Thông tin người bị tố cáo (2)
Họ tên: ………………………………………………………………………………………………………
Ngày tháng năm sinh: …………………………… Giới tính:…………………..Dân tộc: …………
Số CCCD/CMND: ……………………………………… Ngày cấp: ………………………………….
Nơi cấp: ………………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………..
Diễn biến vụ việc
Vào khoảng ……giờ, ngày……………….., (3)……………………………. đã có hành vi (4).………..………………………………………………………tài sản của tôi là (5)…………………………………………………………………………………………………………….
Yêu cầu bồi thường thiệt hại (6)
Tôi làm đơn này để trình báo đến Cơ quan về vụ việc trên. Kính mong Quý cơ quan xem xét và có biện pháp xử lý theo đúng quy định pháp luật. Yêu cầu đối tượng trên:
- ………………………………………………………………………………………
- ………………………………………………………………………………………
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan những gì trình bày trong Đơn tố cáo này là hoàn toàn đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm với nội dung đã nêu trên.
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn cách viết đơn tố cáo:
- (1) Ghi rõ thông tin về nhân thân, liên lạc cá nhân của người tố cáo.
- (2) Cung cấp nhiều nhất có thể thông tin về nhân thân, liên lạc cá nhân của người bị tố cáo
- (3) Tên đối tượng bị tố cáo
- (4) Trình bày rõ hành vi phá hoại tài sản của đối tượng đó (chẳng hạn: đập phá, đốt,… tài sản)
- (5) Trình bày rõ đặc điểm, giá trị, mô tả thiệt hại của tài sản bị phá hoại.
- (6) Liệt kê những yêu cầu về bồi thường thiệt hại (nếu có)
Nộp đơn tố cáo phá hoại tài sản người khác ở đâu?
Do hành vi phá hoại tài sản người khác có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người tố cáo có thể chọn 1 trong những cơ quan sau đây để nộp đơn:
- Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát các cấp
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
- Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC Quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Hồ sơ trình báo sự việc phá hoại tài sản của người khác
- Bản sao sổ hộ khẩu của người tố cáo;
- Bản sao CCCD/CMND người tố cáo;
- Tài liệu, bằng chứng về hành vi của đối tượng thực hiện hành vi phá hoại tài sản: Video, clip ghi lại hành vi phá hoại tài sản; Tin nhắn đe dọa; Hình ảnh tài sản bị thiệt hại; Người làm chứng.
- Văn bản có giá trị chứng minh mức độ tổn thất của tài sản bị phá hoại.
Quy trình xử lý đơn tố cáo hành vi phá hoại tài sản của người khác
- Tiếp nhận vụ việc: Cơ quan tiếp nhận lập biên bản, ghi vào sổ tiếp nhận. Trường hợp không thuộc thẩm quyền, phải chuyển ngay hồ sơ cho Cơ quan có thẩm quyền.
- Thông báo tiếp nhận: Cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận cho Viện kiểm sát trong vòng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác.
- Kiểm tra, xác minh vụ việc và ra quyết định: Trong vòng 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, cơ quan này phải kiểm tra, xác minh và ra 1 trong các quyết định: khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự; tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác. (Có thể kéo dài nhưng không quá 2 tháng nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp)
Cơ sở pháp lý: Điều 146, 147 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đường đi chuẩn quy định 2023
- Tố cáo vay tiền không trả như thế nào năm 2023?
- Mẫu đơn tố cáo phá hoại hạnh phúc gia đình người khác năm 2023
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa người bị tố phá hoại tài sản đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đơn tố cáo phá hoại tài sản“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn về thành lập công ty cổ phầnhiện nay. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Kiểm tra, xác minh vụ việc và ra quyết định: Trong vòng 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, cơ quan này phải kiểm tra, xác minh và ra 1 trong các quyết định: khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự; tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác. (Có thể kéo dài nhưng không quá 2 tháng nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp)
Bản sao sổ hộ khẩu của người tố cáo;
Bản sao CCCD/CMND người tố cáo;
Tài liệu, bằng chứng về hành vi của đối tượng thực hiện hành vi phá hoại tài sản: Video, clip ghi lại hành vi phá hoại tài sản; Tin nhắn đe dọa; Hình ảnh tài sản bị thiệt hại; Người làm chứng.
Văn bản có giá trị chứng minh mức độ tổn thất của tài sản bị phá hoại.
Do hành vi phá hoại tài sản người khác có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người tố cáo có thể chọn 1 trong những cơ quan sau đây để nộp đơn:
Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát các cấp
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.