Theo quy định của Luật Đấu giá tài sản năm 2016; để thực hiện việc bán đấu giá tài sản thông qua tổ chức đấu giá tài sản; người có tài sản đấu giá phải ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản. Đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ đấu giá thế nào? Đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ đấu giá thì có phải bồi thường không? Luật quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ đấu giá ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Hợp đồng dịch vụ đấu giá là gì?
Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản là loại hợp đồng dịch vụ; hợp đồng dịch vụ được định nghĩa theo quy định tại Điều 513 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 513. Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên; theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”
Khoản 1 Điều 33 Luật đấu giá tài sản năm 2016 quy định người có tài sản đấu giá ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện việc đấu giá tài sản. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản; được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của Luật đấu giá tài sản.
Trước đây; tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/03/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản đã quy định về loại hợp đồng này với tên gọi “ Hợp đồng bán đấu giá tài sản”. Theo đó; hợp đồng bán đấu giá tài sản được ký kết giữa tổ chức bán đấu giá tài sản và người có tài sản bán đấu giá hoặc người đại diện của người đó.
Quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá
Điều 515 và Điều 516 Bộ luật dân sự năm 2015; Khoản 2 Điều 33 Luật đấu giá tài sản năm 2016 quy định về quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá (bên sử dụng dịch vụ đấu giá)
– Nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá
+ Khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản; người có tài sản đấu giá có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức đấu giá tài sản bằng chứng chứng minh quyền sở hữu; quyền sử dụng hoặc quyền được bán tài sản theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về bằng chứng đó.
+ Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ là tổ chức đấu giá tài sản theo thỏa thuận.
– Quyền của của người có tài sản đấu giá
+ Yêu cầu tổ chức đấu giá tài sản thực hiện công việc theo đúng chất lượng; số lượng; thời hạn; địa điểm và thỏa thuận khác.
+ Trường hợp tổ chức đấu giá tài sản vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì người có tài sản đấu giá có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản được quy định như thế nào?
Khoản 3 Điều 33 Luật đấu giá tài sản năm 2016 quy định tổ chức đấu giá tài sản có nghĩa vụ sau:
“Điều 33. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản
3. Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm kiểm tra thông tin về quyền được bán tài sản do người có tài sản đấu giá cung cấp. Tổ chức đấu giá tài sản không chịu trách nhiệm về giá trị; chất lượng của tài sản đấu giá; trừ trường hợp tổ chức đấu giá tài sản không thông báo đầy đủ; chính xác cho người tham gia đấu giá những thông tin cần thiết có liên quan đến giá trị; chất lượng của tài sản đấu giá theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản.
Ngoài ra; với tư cách là bên cung ứng dịch vụ thì tổ chức đấu giá tài sản có các nghĩa vụ và quyền theo Điều 517 và Điều 518 Bộ luật dân sự năm 2015:
+ Thực hiện công việc đúng chất lượng; số lượng; thời hạn; địa điểm và thỏa thuận khác.
+ Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.
+ Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc.
+ Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin; tài liệu không đầy đủ; phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ đấu giá thế nào?
Người có tài sản đấu giá có quyền hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản khi có một trong các căn cứ sau đây theo khoản 6 Điều 33 Luật đấu giá tài sản năm 2016:
“Điều 33. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản
Người có tài sản đấu giá có quyền hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Tổ chức không có chức năng hoạt động đấu giá tài sản mà tiến hành cuộc đấu giá hoặc cá nhân không phải là đấu giá viên mà điều hành cuộc đấu giá; trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện;
b) Tổ chức đấu giá tài sản cố tình cho phép người không đủ điều kiện tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật tham gia đấu giá và trúng đấu giá;
c) Tổ chức đấu giá tài sản có một trong các hành vi: không thực hiện việc niêm yết đấu giá tài sản; không thông báo công khai việc đấu giá tài sản; thực hiện không đúng quy định về bán hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá; tổ chức đăng ký tham gia đấu giá; cản trở, hạn chế người tham gia đấu giá đăng ký tham gia đấu giá;
d) Tổ chức đấu giá tài sản thông đồng; móc nối với người tham gia đấu giá trong quá trình tổ chức đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
đ) Tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cuộc đấu giá không đúng quy định về hình thức đấu giá; phương thức đấu giá theo Quy chế cuộc đấu giá dẫn đến làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề: “Đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ đấu giá thế nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, thành lập công ty hợp danh; mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, Bảo hộ bản quyền tác giả …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Quy định về xử lý tài sản đã kê biên
- Phá hủy niêm phong tài sản đã kê biên
- Thủ tục đăng ký khai tử cho người nước ngoài
- Hai bên thay đổi thời gian thử việc trong hợp đồng được hay không?
Câu hỏi thường gặp
Công ty bán đấu giá tài sản đã tổ chức bán đấu giá thành tài sản của người phải thi hành án. Hợp đồng bán đấu tài sản được ký 03 bên gồm: đại diện cơ quan thi hành án dân sự; Công ty bán đấu giá tài sản và người mua trúng đấu giá tài sản).
Theo quy định tại Điều 46 Luật đấu giá tài sản năm 2016; người trúng đấu giá được coi như chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá kể từ thời điểm đấu giá viên công bố người trúng đấu giá. Kể từ thời điểm này; quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cơ quan thi hành án dân sự sẽ sử dụng khoản tiền đặt trước của người trúng đấu giá tài sản để thanh toán lãi suất chậm thi hành án; tạm ứng chi phí bồi thường Nhà nước; bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác.