Chào Luật sư X. Con trai tôi năm nay 25 tuổi nghiện ma túy, sau quá trình cai nghiện tại trại cai nghiện nhưng khi ra khỏi trại lại tái nghiện. Tôi xin phép cho cháu thực hiện cai nghiện tại nhà. Nhưng mỗi lần lên cơn, cháu nhà tôi liền đập phá đồ đạc và tài sản và đem những món đồ có thể sử dụng được trong nhà bán lấy tiền. Cho tôi hỏi tuần tới nhà tôi muốn làm thủ tục để xác định cháu có bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải làm sao? Mong luật sư tư vấn cho gia đình tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn chị đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi. Để giải đáp vấn đề nêu trên. Mời chị cùng Luật sư X tham khảo bài viết vê: “Đối tượng nào sẽ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”. Hy vọng có thể bài viết có thể giúp ích cho chị và gia đình.
Căn cứ pháp lý:
Xác định một người bị mất năng lực hành vi dân sự như thế nào?
Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015:
Mất năng lực hành vi dân sự
- Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. - Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Như vậy, việc xác định một người bị mất năng lực hành vi dân sự quy định như trên.
Đối tượng nào sẽ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Căn cứ theo quy định Điều 24 BLDS 2015, Điều 24 về Hạn chế năng lực hành vi dân sự
“1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
3.Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.”
Như vậy, khác với người mất năng lực hành vi đân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không phải là người bị mắc bệnh lí hay vấn đề gì về tâm thầm dẫn đến không làm chủ được hành vi. Mà người đó vì bản thân sử dụng các chất gây rối loạn tâm thần và có thể gây ra những hành vi gây ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tổ chức khác.
Người nghiện chất ma túy có được xem là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không?
Theo quy định của pháp luật tại Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc Hạn chế năng lực hành vi dân sự như sau:
“1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.”
Từ quy định của pháp luật ở điều trên, để được xem người nghiện chất ma túy bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hay không thì chúng ta cần xét đến các điều kiện như sau:
– Thứ nhất: Người nghiện chất ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình;
– Thứ hai: Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan về yêu cầu hạn chế năng lực hành vi dân sự của người nghiện chất ma túy;
– Thứ ba: Có quyết định của Tòa án về việc tuyên bố người nghiện chất ma túy là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, chỉ khi đáp ứng được đầy đủ 3 điều kiện trên đây thì người nghiện chất ma túy mới được xem là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Khi người nghiện chất ma túy bị Tòa án tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì Tòa án sẽ quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
Đối với các tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự: thì việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thì cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
Thủ tục tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Căn cứ Điều 376 và Điều 377 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo quy trình thủ tục tương tự như Thủ tục tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự.
Bước 1: Nộp hồ sơ pháp lý về yêu cầu Tòa án tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Đối với phần hổ sơ nộp cho Tòa án, bạn chuẩn bị hồ sơ như sau:
– Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự;
– Bản sao chứng thực các giấy tờ tùy thần của người nộp đơn và người được yêu cầu tuyên hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Các chứng cứ để chứng minh cho Tòa án thấy rằng yêu cầu của bạn là chính đáng và phù hợp pháp luật.
Bước 2: Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu Tòa án tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, theo đề nghị của người yêu cầu, Tòa án có thể trưng cẩu giám định sức khỏe, bệnh tật của người bị yêu cầu tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Về kết quả giải quyết việc dân sự, trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu, Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dần sự, Tòa án phải xác định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
Mời bạn xem thêm
- Mất xe tại nơi làm việc có được bồi thường không năm 2023?
- Thủ tục mua bán sang tên xe máy năm 2023
- Đơn xin xác nhận nhân thân với người đã chết theo quy định mới
- Thủ tục hủy hợp đồng tặng cho nhà đã công chứng
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Đối tượng nào sẽ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Ly hôn nhanh Bắc Giang cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Bộ luật dân sự 2015 thì việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
Khi một người đã bị Toà án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định. Theo đó, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi tham gia hoặc xác lập giao dịch dân sự là những quan hệ tài sản có giá trị lớn, nhất thiết phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật mới có giá trị pháp lý.
Để tạo thuận lợi cho những người này trong cuộc sống, sinh hoạt, khoản 2 Điều 24 BLDS năm 2015 cho phép họ có thể tham gia những giao dịch mà giá trị tài sản không lớn nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
Theo Điều 47 Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ:
Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
Người mất năng lực hành vi dân sự;
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Như vậy, ta có thể khẳng định rằng trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đều cần có người giám hộ.
Để được đăng ký kết hôn, nam nữ phải đáp ứng các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 sau đây:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Như vậy ngoài vấn đề độ tuổi; thì để có thể thực hiện việc đăng ký kết hôn còn cần đáp ứng các yêu cầu sau: do ý chí tự nguyện của các bên; là người không bị mất năng lực hành vi dân sự; và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của Luật. Căn cứ vào các quy định dẫn chiếu ở trên; nếu một người có vấn đề về tinh thần; đầu óc không được minh mẫn nhưng chưa có quyết định của Tòa án tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự; thì vẫn có thể kết hôn nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Như vậy, người bị hạn ché năng lực hành vi dân sự có được kế hôn.