Chào Luật sư, Tổ chức của tôi dự định sẽ đăng ký chỉ dẫn địa lý cho “hạt sen” của tỉnh Đồng Tháp. Tuy nhiên không biết sản phẩm của chúng tôi dự định đăng ký có không thuộc đối tượng đăng ký chỉ dẫn địa lý hay không. Luật sư có thể cho tôi biết đối tượng nào không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý? được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các đặc sản địa phương hiện đang là hướng đi được cho là có hiệu quả nhằm bảo vệ các tên tuổi; và nâng cao giá trị hàng hóa cho các địa phương tại Việt Nam; góp phần xúc tiến xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Trước mắt, đây là điều kiện phát huy những lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế; và sau đó dựa vào chỉ dẫn địa lý này để làm bàn đạp quảng bá sản phẩm; nâng cao giá trị kinh tế cho đặc sản địa phương; góp phần phát triển du lịch.
Để có thể tìm hiểu về vấn đề đối tượng nào không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Chỉ dẫn địa lý là gì?
– Theo quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì:
22. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
– Biểu hiện của việc sử dụng các chỉ dẫn địa lý bao gồm:
- Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hóa; bao bì hàng hóa; phương tiện kinh doanh; giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
- Lưu thông; chào bán; quảng cáo nhằm để bán; tàng trữ để bán hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;
- Nhập khẩu hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
Đối tượng nào không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý?
– Theo quy định tại Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ; thì chỉ dẫn địa lý có thể không được bảo hộ nếu rơi vào các trường hợp sau:
– Tên gọi; chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam;
– Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài; mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ; đã bị chấm dứt bảo hộ; hoặc không còn được sử dụng;
– Chỉ dẫn địa lý trùng; hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ; hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn; hoặc ngày ưu tiên sớm hơn; nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện; thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa;
– Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Đối tượng nào được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý?
– Theo quy định tại Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ thì một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực; địa phương, vùng lãnh thổ; hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
Thứ hai, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng; chất lượng; hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực; địa phương, vùng lãnh thổ; hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định (yếu tố tác động có thể là tự nhiên và đôi khi có cả con người tác động).
Ví dụ: Mật ong rừng bạc hà Mèo Vạc có vị ngọt thanh, mát, thơm đặc trưng của mật ông rừng vùng cao nguyên hút mật từ hoa bạc hà.
Ai là người có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý?
– Theo quy định tại Điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý thì:
- Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.
- Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó. (không phải ai cũng đăng ký được nha chỉ nhà nước).
+ Ví dụ như các UBND, Sở KH &CN, các hiệp hội quản lý. Đây là điểm đặc biệt chỉ có ở chỉ dẫn địa lý. Mặc dù Nhà nước cho phép tổ chức; cá nhân; cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý; tuy nhiên chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý vẫn là nhà nước. Chính vì thế người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý trong trường hợp này không thể trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
Ví dụ: Cà phê Buôn Mê Thuộc do Uỷ ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk đăng ký.
Hồ sơ chuẩn bị để đi đăng ký chỉ dẫn địa lý?
– 02 Tờ khai đăng ký Chỉ dẫn địa lý, đánh máy theo mẫu số: 05-CDĐL Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
– Bản mô tả tính chất/chất lượng đặc thù và/hoặc danh tiếng của sản phẩm;
– Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Lưu ý: Đối với các tài liệu khác (nếu có) có thể à các giấy tờ sau:
– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Các bước đăng ký chỉ dẫn địa lý
Để thực hiện đăng kí bảo hộ chỉ dẫn địa lý, quy trình được thực hiện qua 6 bước:
– Bước 1: Tiếp nhận đơn.
+ Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội có địa chỉ tại 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
+ Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Cục sở hữu trí tuệ còn có 02 văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
– Bước 2: Thẩm định hình thức đơn.
+ Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
+ Nếu đơn còn có các thiếu sót sau đây, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp hồ sơ và trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo; người nộp hồ sơ phải sửa chữa thiếu sót đó:
* Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức quy định tại điểm 7.2 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (không đủ số lượng bản của một trong số các loại tài liệu bắt buộc phải có; đơn không thoả mãn tính thống nhất; đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức trình bày; thông tin về người nộp đơn tại các tài liệu không thống nhất với nhau hoặc bị tẩy xoá; hoặc không được xác nhận theo đúng quy định…);
* Chưa nộp đủ lệ phí nộp đơn và lệ phí công bố đơ
* Không có giấy uỷ quyền hoặc giấy uỷ quyền không hợp lệ (nếu đơn nộp thông qua đại diện).
– Bước 3: Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:
+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;
+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn
– Bước 4: Công bố đơn.
+ Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong vòng 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.
– Bước 5: Thẩm định nội dung đơn.
+ Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nôi dung là 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.
– Bước 6: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
Mời bạn xem thêm
- Đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu?
- Một số nội dung đáng chú ý về Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi
- Quy định về bảo vệ quyền tác giả theo luật sở hữu trí tuệ
- Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đối tượng nào không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, tạm ngừng kinh doanh ; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Phí, lệ phí đăng ký chỉ dẫn địa lý có thể là:
– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
– Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000VNĐ
– Phí thẩm định nội dung: 1.200.000VNĐ
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được xem xét theo trình tự sau:
– Thẩm định hình thức: 01 tháng
– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
– Thẩm định nội dung: không quá 06 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:
a) Hình thức nộp đơn giấy
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
b) Hình thức nộp đơn trực tuyến
– Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.